Lập hồ sơ khống, tham ô trên 10 tỷ đồng tiền Quỹ phát triển phụ nữ

12:50 05/06/2023

Sáng ngày 5/6, Thượng tá Ngô Đức Ninh – Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Tĩnh cho biết, Cơ quan điều tra vừa phối hợp với Công an huyện Hương Khê bắt giữ 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản” xảy ra tại Văn phòng giao dịch Quỹ phát triển phụ nữ huyện Hương Khê.

Theo tài liệu cơ quan điều tra, vào tháng 4/2021, Nguyễn Thị Mai, SN 1985– Trưởng Văn phòng giao dịch Quỹ phát triển phụ nữ huyện Hương Khê đặt vấn đề với các cán bộ tín dụng của Văn phòng giao dịch (VPGD) Quỹ phát triển phụ nữ huyện Hương Khê gồm: Lê Thị Tuyết (SN 1981), Trần Thị Nguyệt (SN 1975), Đinh Thị Phượng (SN 1984), Nguyễn Thị Kiều Oanh (SN 1986), Lê Thị Hồng Nhung (SN 1987), Đặng Thị Anh (SN 1971), là cán bộ tín dụng Văn phòng giao dịch Quỹ phát triển phụ nữ huyện Hương Khê, về việc Mai cần một số vốn để kinh doanh nên nhờ các cán bộ tín dụng lập khống cho một số bộ hồ sơ vay vốn của Quỹ phát triển phụ nữ. Mai cam kết với mọi người trong Văn phòng sẽ chịu trách nhiệm trả đủ gốc và lãi hàng tháng và không để ảnh hưởng đến các cán bộ tín dụng.

Nguyễn Thị Mai bị bắt giữ.

Sau khi Mai ngỏ ý, các cán bộ tín dụng trên tin tưởng nên đồng ý giúp Nguyễn Thị Mai lập khống các hợp đồng vay vốn của Quỹ phát triển phụ nữ huyện Hương Khê.

Để lập khống các bộ hồ sơ vay vốn, Nguyễn Thị Mai đã tự nghĩ ra thông tin người vay vốn, người thừa kế trong hồ sơ vay vốn, thuê người làm giả các bản photo CMND/CCCD, sau đó tự viết hoặc nhờ cán bộ tín dụng viết đơn xin vay vốn.

Nguyễn Thị Mai chủ động gọi điện trao đổi với Chủ tịch Hội phụ nữ các xã và Tổ tín dụng tiết kiệm (Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ của thôn) trên địa bàn huyện Hương Khê để nhờ ký xác nhận vào đơn và các thủ tục xin vay vốn; sau đó Nguyễn Thị Mai chỉ đạo Cán bộ tín dụng phụ trách các xã mang đơn xin vay vốn xuống các xã để ký xác nhận và lập khống phiếu thẩm định theo các thông tin hội viên vay vốn trong đơn lập khống.

Hợp đồng vay vốn do cán bộ tín dụng lập, sau đó chuyển đến Nguyễn Thị Mai để Mai ký tên vào bên cho vay, đối với bên vay Mai ký giả tên người vay cho phù hợp với chữ ký trên đơn xin vay vốn và phiếu thẩm định.

Khám xét nơi làm việc của Mai.

Sau khi hoàn thiện các bộ hồ sơ để phát vốn và thu hồi vốn theo từng đợt giải ngân, Mai trực tiếp lấy tiền từ kế toán của quỹ, sau đó ký giả tên người nhận trong danh sách phát vốn; đối với cán bộ tín dụng phụ trách hồ sơ thì Mai ký xác nhận vào các quyển sổ tay theo dõi của cán bộ tín dụng. Hàng tháng Mai nộp tiền lãi, gốc theo quy định cho cán bộ tín dụng và ký vào bảng kê thu tiền tiết kiệm và vốn vay.

Với phương thức và thủ đoạn nêu trên, từ tháng 4/2021 đến tháng 4/2023, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Thị Mai, 6 cán bộ tín dụng đã lập khống cho Mai 354 bộ hồ sơ vay vốn tại 10 xã trên địa bàn huyện Hương Khê, với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng. Số tiền rút ra từ việc lập khống, Mai sử dụng để trả các khoản vay đến hạn, kinh doanh bất động sản, đầu tư tiền ảo. Do kinh doanh thua lỗ nên không có khả năng trả lại cho Quỹ phát triển phụ nữ huyện Hương Khê.

Các đối tượng tham gia đường dây tham ô của Nguyễn Thị Mai.

Hành vi của Nguyễn Thị Mai và 6 cán bộ tín dụng: Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Lê Thị Hồng Nhung, Trần Thị Nguyệt, Đinh Thị Phượng, Đặng Thị Anh đủ yếu tố cấu thành tội “Tham ô tài sản” quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Với những tài liệu chứng cứ thu thập được, chứng minh rõ hành vi phạm tội của các đối tượng nói trên, ngày 31/5/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh khởi tố vụ án hình sự “Tham ô tài sản” xảy ra tại Văn phòng giao dịch Quỹ phát triển phụ nữ huyện Hương Khê và khởi tố 7 bị can về tội “Tham ô tài sản” quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự.

Sau khi có các quyết định phê chuẩn của Viện KSND tỉnh, Cơ quan điều tra đã tống đạt các quyết định Khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam các bị can gồm: Nguyễn Thị Mai, Lê Thị Tuyết, Trần Thị Nguyệt, Đinh Thị Phượng về tội “Tham ô tài sản”; và ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Thị Hồng Nhung, Đặng Thị Anh và Nguyễn Thị Kiều Oanh.

Văn Hùng – Anh Cường

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác với thủ đoạn trên, đặc biệt là các lời mời kết bạn trên mạng xã hội để chat sex, gọi video, gửi hình ảnh nhạy cảm. Khi gặp các trường hợp bị đe dọa như trên, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.

Sáng 9/5) Cơ quan CSĐT Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Trần Văn Duy (SN 1991, trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” để chiếm đoạt tài sản.

Sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trần Văn Tuân (SN 1973, trú Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) do có hành vi phạm vào tội “Giết người” theo quy định tại Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Dự án Kè bờ sông Cần Thơ – Ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng chưa đưa vào khai thác sử dụng đã xảy ra tình trạng nứt dọc cục bộ tại một số vị trí bê tông lót vỉa hè phía sau kè.

Với 2 pha lập công chỉ trong chưa đầy 3 phút, Real có màn ngược dòng ấn tượng trước Bayern trong trận đấu bán kết lượt về Champions league 2023/2024 diễn ra sáng 9/5.

Trữ lượng đất làm vật liệu san lấp công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá lớn. Tỉnh này đã quy hoạch hàng chục mỏ đất để khai thác đất đắp, san lấp công trình nhưng do vướng thủ tục cấp phép nên không thể khai thác. Thiếu đất đắp, hàng loạt công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh này đang chậm trễ tiến độ.

Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 17 kỳ điều chỉnh giá, trong đó mặt hàng xăng có 10 lần tăng và 7 lần giảm giá, mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa có 9 lần tăng và 8 lần giảm giá, mặt hàng dầu mazut có 12 lần tăng và 5 lần giảm giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文