Lật tẩy những thủ đoạn mua bán hóa đơn để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng

07:50 03/08/2021

Những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6/2021, cộng đồng doanh nghiệp và nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xôn xao trước việc có nhiều “ông lớn” trong giới doanh nhân bị “xộ” khám vì liên quan đến việc mua bán hóa đơn thuế GTGT, gây thất thoát một lượng tiền lớn của Nhà nước...

Mượn giấy tờ chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD) để thành lập công ty mới hoặc mua lại công ty đã phá sản, công ty đã tạm dừng hoạt động nhưng vẫn còn mã số thuế tồn tại trên hệ thống với mục đích để mua được hoá đơn tại các chi cục thuế rồi đem... bán khống.

Những đường dây mua bán hóa đơn khống này đã lôi kéo hàng nghìn doanh nghiệp ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tham gia, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng…

Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn thuế GTGT “khủng”

Những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6/2021, cộng đồng doanh nghiệp và nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xôn xao trước việc có nhiều “ông lớn” trong giới doanh nhân bị “xộ” khám vì liên quan đến việc mua bán hóa đơn thuế GTGT, gây thất thoát một lượng tiền lớn của Nhà nước. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao có những người tự nhiên không làm gì bỗng giàu có một cách bất ngờ, thậm chí có những người đã từng tuyên bố phá sản nay lại có biệt thự, xe sang, hàng hiệu… Tất cả những điều bất thường đó đã nằm trong “tầm ngắm” của các trinh sát Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ của Công an TP Thanh Hóa.

Theo đó, ngày 30/5, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng và chức vụ Công an TP Thanh Hoá đã phá chuyên án, bắt giữ 8 đối tượng gồm: Hoàng Thị Hạnh, SN 1967; Hoàng Thị Ánh, SN 1971; Trần Đình Hiếu, SN 1990; Phạm Thị Yến, SN 1976, đều ở phường An Hưng, TP Thanh Hóa; Hoàng Thị Von, SN 1990, ở phường Quảng Hưng; Lê Thị Phương, SN 1985, ở phường Đông Hải; Dương Thị Diệu Hà, SN 1981, ở phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa và Lê Huy Sơn, SN 1966, ở xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa, trong đường dây thành lập hàng chục công ty "ma" để mua bán trái phép hoá đơn thuế giá trị gia tăng lớn nhất từ trước đến nay, thu lời bất chính trên 200 tỷ đồng.

Khám xét nơi ở của các đối tượng, Công an TP  Thanh Hóa đã thu giữ: 10 thùng hóa đơn, chứng từ, 8 máy tính, 8 điện thoại di động, 17 con dấu của hơn 10 công ty "ma", 550 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều tang vật có liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn thuế GTGT. Đồng thời, lực lượng Công an thành phố cũng tiến hành phong tỏa 8 tài khoản tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Bản thân Hoàng Thị Hạnh là đối tượng không có công ăn việc làm nhưng có nhiều biểu hiện bất minh về kinh tế, có nhiều tài sản có giá trị, đặc biệt Hạnh đã cùng một số đối tượng khác lập rất nhiều công ty, các công ty này lại không hề có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh thu hằng năm lại rất lớn. Xét thấy có nhiều biểu hiện nghi vấn và có dấu hiệu Hoàng Thị Hạnh đã câu kết với một số đối tượng khác thành lập nhiều công ty "ma" để mua bán hoá đơn thuế giá trị gia tăng, thu lời bất chính  nên Công an TP Thanh Hóa đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ.

Quá trình điều tra xác minh hoạt động của các công ty do Hạnh và đồng bọn lập ra, Công an TP Thanh Hóa xác định các công ty này từ khi thành lập (tháng 8/2020) không có hoạt động kinh doanh thực tế, không có nhà kho, bến bãi, phương tiện sản xuất, nhân công lao động phục vụ cho việc kinh doanh. Bản thân các đối tượng vừa là giám đốc, vừa là kế toán, thông qua các mối quan hệ xã hội để tìm khách hàng và bán hóa đơn cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu mua hóa đơn để kê khai báo cáo thuế, xuất hóa đơn GTGT không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo với giá dao động từ 2-8% giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trong hóa đơn.

Đấu tranh mở rộng chuyên án, đến thời điểm này, Công an TP Thanh Hóa đã điều tra, khởi tố và bắt giữ thêm 19 đối tượng khác trong đường dây mua bán hóa đơn “khủng” này, nâng tổng số bị can bị khởi tố điều tra là 27 đối tượng trong đó có nhiều người là Giám đốc các doanh nghiệp có tên tuổi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo thống kê ban đầu, 14 công ty “ma” trong đường dây mua bán hóa đơn thuế GTTGT “khủng” này đã phát hành hơn 15 nghìn số hóa đơn cho khoảng 1 nghìn doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành khác trên địa bàn cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… với tổng số tiền giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng. 

Lật tẩy những chiêu trò chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước

Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Từ năm 2019 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 11 vụ án, 29 bị can phạm tội mua bán hóa đơn và đây có thể nói là vụ án mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất từ trước đến nay, gây thất thoát cho Nhà nước tổng số tiền lên tới hơn 200 tỷ đồng. Quá trình điều tra cho thấy các đối tượng hoạt động phạm tội trong thời gian dài, thành lập nhiều doanh nghiệp, thất thoát số tiền thuế của Nhà nước lớn...

Nguyên nhân của các vụ việc này là do nhu cầu về hóa đơn của các doanh nghiệp rất lớn. Các đơn vị chọn cách mua hóa đơn để hạch toán cân đối giữa thuế đầu vào và thuế đầu ra, hạn chế số thuế GTGT phải nộp, hợp thức hóa quá trình sản xuất kinh doanh có gian lận đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thi công xây lắp công trình, vận tải..

Ngoài ra, lợi dụng sự thông thoáng của Luật Quản lý thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nên nhiều đối tượng đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích mua bán hóa đơn GTGT, trốn thuế, làm bình phong che đậy các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc cấp giấy phép kinh doanh đơn giản để thành lập doanh nghiệp. Cán bộ của cơ quan chức năng không thẩm định hoặc thẩm định không kĩ về con người, năng lực kinh doanh, vốn điều lệ… mà đã cho thành lập doanh nghiệp; công tác kê khai, quản lý thuế, quản lý sử dụng hóa đơn, kiểm tra doanh nghiệp, giao dịch tại ngân hàng... còn một số điểm thiếu chặt chẽ và bất cập; chế tài xử lý hình sự đối với tội phạm mua bán hóa đơn còn thấp và chưa đủ tính răn đe…

Trong khi đó, thủ đoạn của các đối tượng phạm tội mua bán hóa đơn khá tinh vi như: mượn giấy tờ như CMND, CCCD, hợp đồng thuê nhà… của người thân trong gia đình, bạn bè, chủ cho thuê nhà để thành lập, đứng tên giám đốc, kế toán, để đăng ký thành lập doanh nghiệp; tự ký tên giám đốc, kế toán rồi đăng ký chữ ký với cơ quan chức năng hoặc tìm cách mua lại công ty phá sản, công ty đã tạm dừng hoạt động nhưng có mã số thuế tồn tại trên hệ thống từ 3 năm trở lên rồi làm thủ tục mua bán lại công ty, sang tên để hoạt động trở lại nhưng thực tế là mua bán hóa đơn. Tạo chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt, các đối tượng mạo danh chủ doanh nghiệp lập, ký hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng để chuyển khoản, tạo chứng từ thanh toán cho số hóa đơn mua, bán trái phép có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Hợp lý hóa hóa hồ sơ, chứng từ như hợp đồng kinh tế, ủy nhiệm chi, chứng từ ngân hàng gần như là đầy đủ không phát hiện được hành vi mua bán hóa đơn, tìm mọi lý do để che dấu vết tại ngân hàng, thuê người khác rút tiền, chuyển tiền tại ngân hàng, thường xuyên thay đổi số điện thoại hoặc liên lạc qua mạng xã hội nên rất khó cho công tác phát hiện…

Thái Thanh

Khi đến Km 74 +600 QL49A đoạn qua đèo A Co thuộc xã Phú Vinh, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), xe đầu kéo do tài xế Hảo điều khiển bất ngờ gặp tai nạn lao xuống vực đèo cách mặt đường khoảng 30m. Vụ tai nạn khiến tài xế Hảo tử vong, xe ô tô đầu kéo hư hỏng nặng.

Lãng phí, một vấn đề không mới nhưng luôn có tính thời sự, là nguy cơ âm thầm bào mòn nguồn lực quốc gia, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Chống lãng phí” đã kịp thời khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và đặc biệt là lực lượng CAND.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump nhiều lần cam kết sẽ giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, vị Tổng thống đắc cử Mỹ mới đây đã thừa nhận rằng, cuộc xung đột này phức tạp hơn so với cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Trung Đông.

Tối 17/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân – “Vang mãi khúc quân hành”.

Với mục đích tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc dĩa trực tuyến thông qua mạng internet, Phạm Thị Bích Ngọc đã thuê căn nhà tại địa chỉ 19 Lê Thánh Tôn (phường Đông Ba, TP Huế) để các con bạc sát phạt nhau. Đến thời điểm bị bắt, Ngọc đã tổ chức cho các con bạc đánh bạc với số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục phát đi cảnh báo về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng, nhưng trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn có những diễn biến phức tạp.

Cứ mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, không ít thanh, thiếu niên, trong đó có các em học sinh vẫn lén lút lên mạng xã hội học cách chế tạo pháo và mua các vật dụng về cất giấu rồi tự chế thành pháo nổ. Và cũng từ đây, nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra, trong đó có nhiều em chịu cảnh tàn tật suốt đời, thậm chí có em mất mạng…

Nhu cầu thuê đất trong các khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Đồng Nai những năm qua tăng rất nhanh, với 34 KCN, đã có 31 KCN đi vào hoạt động, nhiều KCN được doanh nghiệp thuê đất gần như được lấp đầy. Nhưng một số KCN lại đang trong tình trạng “dở khóc dở cười” khi việc giải phóng mặt bằng kéo dài hàng chục năm chưa hoàn thành…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文