Lời khai của doanh nghiệp về những lần hối lộ hàng tỷ đồng để được cấp phép "chuyến bay giải cứu"

10:28 12/07/2023

Bị cáo Mơ khai, do sợ thua lỗ khi thực hiện các chuyến bay giải cứu nên bị cáo đã gặp Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhờ giúp đỡ. Đổi lại, bị cáo Mơ đã 8 lần đưa hối lộ tổng cộng 8,5 tỷ đồng cho ông Tô Anh Dũng.

Sáng 12/7, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét hỏi 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. 

Trước bục khai báo, bị cáo Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty An Bình) thừa nhận hành vi đưa hối lộ 34,6 tỷ đồng cho các cán bộ, lãnh đạo như cáo trạng xác định.

Bị cáo Mơ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo lý do, phải đưa tiền hối lộ vì muốn được cấp phép các chuyến bay: “Công ty của bị cáo rất cần việc vì đã đầu tư nhiều và sợ thua lỗ nên phải tìm gặp những người có trách nhiệm để nhờ họ giúp đỡ. Và đã nhờ thì phải lệ thuộc vào họ và thực hiện theo yêu cầu của họ”, bị cáo Mơ khai.

Bị cáo Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Công ty An Bình được dẫn giải đến tòa án.

Chủ tọa phiên tòa hỏi: “Nếu không đưa tiền, công ty của bị cáo có được cấp phép không?”. Bị cáo Mơ trả lời: “Nếu không đưa tiền thì khả năng không được cấp phép, hoặc chỉ được cấp phép một chuyến”. Cũng chính vì đưa tiền hối lộ nên công ty của bị cáo Mơ đã được cấp phép 66 chuyến bay trong giai đoạn 2020 - 2021.

Bị cáo Mơ khai, bị cáo từng xin cấp phép chuyến bay khi chưa đưa tiền, nhưng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao nói: “Không thể, vì cơ quan liên quan chưa trả lời”. Do vậy, bị cáo Mơ đến gặp bị cáo Trần Văn Dự (khi đó là Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh) và được yêu cầu gặp cấp dưới của bị cáo Dự là bị cáo Vũ Anh Tuấn. Theo lời khai của bị cáo Mơ, bị cáo Tuấn ra giá: “Muốn được cấp phép phải chi 150 triệu đồng một chuyến, hoặc 2 triệu đồng một người về nước”. Sau khi tính toán, bị cáo Mơ đồng ý phương án 150 triệu đồng một chuyến bay.

Bị cáo Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Cũng theo lời khai của bị cáo Mơ, bị cáo Phạm Trung Kiên (khi đó là Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) chủ động liên hệ và yêu cầu: “Bộ Y tế cũng như Cục Quản lý Xuất nhập cảnh phải được 150 triệu một chuyến”. Vì thế, bị cáo Mơ đã đưa cho bị cáo Kiên và bị cáo Tuấn, mỗi người hơn 5,1 tỷ đồng.

Tại Bộ Ngoại giao, bị cáo Mơ khai, khi bị cáo đến gặp bị cáo Tô Anh Dũng (khi đó là Thứ trưởng) để xin giúp đỡ thì được đồng ý. Sau đó, bị cáo Mơ hối lộ cho nhiều người ở Bộ Ngoại giao. Cụ thể, Thứ trưởng Tô Anh Dũng 8,5 tỷ đồng; Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan 2,6 tỷ đồng…

Về số tiền đưa hối lộ cho các bị cáo ở Bộ Ngoại giao, bị cáo Mơ khai: “Không ai đòi hỏi nhưng bị cáo đưa tiền để được chấp thuận, cấp phép các chuyến bay đúng thời gian”.

“Lúc bị cáo đưa tiền, lãnh đạo Bộ Ngoại giao chưa biết là bao nhiêu. Thứ trưởng Tô Anh Dũng bảo bị cáo, lần sau không được đưa anh nữa. Nhưng sau đó, bị cáo vẫn đưa tiền cho Thứ trưởng Tô Anh Dũng 7 lần nữa và Thứ trưởng Tô Anh Dũng vẫn nhận”.

Cơ quan tố tụng xác định, trong vụ án, cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng đã nhận hối lộ tổng cộng 37 lần từ nhiều người với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng trong giai đoạn 2020 - 2021.

Về vai trò của bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao), bị cáo Mơ khai, bị cáo được bị cáo Tô Anh Dũng giới thiệu gặp và đến đặt vấn đề để được bị cáo Lan giúp đỡ. Trong quá trình giải quyết cấp phép 66 chuyến bay, bị cáo Lan đã nhận hối lộ của bị cáo Mơ 11 lần với tổng số tiền 13,2 tỷ đồng. 

Nguyễn Hưng

N. bị các đối tượng “bán đi bán lại” nhiều lần và lần cuối cùng N. bị những đối tượng này đem bán sang Campuchia với giá 1.300 USD. Tuy nhiên, trên đường đưa N. sang Campuchia, Bộ đội Biên phòng phối hợp với Công an huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã phát hiện giải cứu đồng thời triệt phá nhóm mua bán người. 

Ngày 3/7, Công an TP Thanh Hoá xác nhận, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Khương Anh Du (SN 1990), trú tại phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa và 5 đối tượng liên quan để điều tra, làm rõ hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, nhãn hiệu Blend No 555.

Cao Văn Nam (SN 1975, ngụ tỉnh Trà Vinh) là chủ quán tạp hóa đã thỏa thuận cá cược ăn thua bằng tiền với nhiều người xem bóng đá ngay tại nhà thì bị cơ quan Công an kiểm tra, bắt quả tang.

Trong mùa thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và lớp 10 công lập của Hà Nội với sự cạnh tranh gay gắt, có một lớp học thật đặc biệt: Có tới 4 học sinh đỗ thủ khoa vào 5 hệ chuyên (trong đó, 1 học sinh đỗ thủ khoa “kép”). Lớp học này còn có 42/43 bạn đã đỗ chuyên, trong đó hầu hết học sinh của lớp đều đỗ từ 2 đến 5 trường chuyên. Đó là lớp 9A, Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam.

Ngày 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030. Đáng chú ý, Hà Nội đặt mục tiêu 100% nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải mở lối thoát nạn thứ 2.

Ngọn lửa bùng lên dữ dội tại tầng 1 của ngôi nhà trên phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lúc rạng sáng khiến nhiều người bị mắc kẹt. Lực lượng PCCC nhanh chóng có mặt cứu người ra ngoài an toàn và dập tắt đám cháy.

Với 6/3 phiếu, trong đó có 6 phiếu của các thẩm phán theo quan điểm bảo thủ, Tòa án Tối cao ngày 1/7 (giờ địa phương) đã ra phán quyết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có quyền miễn trừ đối với một số hành vi bị cáo buộc với tư cách là tổng thống trong vụ can thiệp bầu cử liên bang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文