Ngày 21/12, xét xử Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm

13:48 26/11/2022

TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định ngày 21/12 sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Đình Thành (cựu Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai) và bị cáo Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) về tội “Nhận hối lộ” trong vụ án xảy ra tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC) và bị can Trần Mạnh Hà (Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC) bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”.

Bị cáo Phan Huy Anh Vũ (cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai) bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Nhận hối lộ”.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành (trái) và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái.

Liên quan đến vụ án này, TAND TP Nội cũng xét xử 31 bị cáo khác về các tội: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 20 ngày, xét xử cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Hội đồng xét xử gồm 5 người, trong đó có 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Mai Văn Quang được phân công làm Chủ tọa phiên tòa. 3 Kiểm sát viên Viện KSND tối cao và 2 Kiểm sát viên của Viện KSND TP Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử.

Hội đồng xét xử đã triệu tập 12 cơ quan, đơn vị có quyền và nghĩa vụ liên quan, trong đó có UBND tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty AIC, Công ty cổ phần Bất động sản AIC...

Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng triệu tập khoảng 70 cá nhân và tổ chức tham gia tố tụng tại phiên tòa.

Đến thời điểm này, đã có hơn 30 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa. 8 bị cáo bỏ trốn và bị truy nã như: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Mạnh Hà... đều được Hội đồng xét xử chỉ định luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại phiên tòa.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người thành lập, đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động Công ty AIC, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc (từ năm 2005 đến tháng 9/2020).

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo và trực tiếp thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gồm: Thiết lập quan hệ với những người có chức vụ ở tỉnh Đồng Nai ở thời điểm chưa xảy ra vụ án gồm: Trần Đình Thành (Bí thư Tỉnh ủy), Đinh Quốc Thái (Chủ tịch UBND tỉnh), Bồ Ngọc Thu (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư), Phan Huy Anh Vũ (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, đại diện chủ đầu tư) để đặt vấn đề, đồng thời trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên đưa tiền, lợi ích vật chất cho những người này với tổng số tiền 43,8 tỷ đồng để Công ty AIC trúng thầu trái pháp luật.

Cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới của mình là Phó Tổng Giám đốc Hoàng Thị Thúy Nga và Phó Tổng Giám đốc Trần Mạnh Hà cùng nhân viên dưới quyền thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu, gian lận trong việc lập hồ sơ dự thầu để Công ty AIC trúng 16 gói thầu của Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai với tổng giá trị hơn 665 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng.

Hành vi gian lận và thông thầu của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm đã vi phạm quy định tại Luật Đấu thầu, phạm vào tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hành vi đưa 43,8 tỷ đồng cho những người có chức vụ của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn để Công ty AIC trúng thầu trái pháp luật đã phạm vào tội “Đưa hối lộ”.

Viện KSND tối cao xác định, việc bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bỏ trốn đã gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã toàn quốc và quyết định truy nã quốc tế nhưng đến nay chưa có kết quả.

Cơ quan CSĐT Bộ Công cũng đã phát thư kêu gọi Nguyễn Thị Thanh Nhàn ra trình diện, hoặc đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, thực hiện quyền bào chữa theo quy định. Trường hợp bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn không ra đầu thú, cơ quan tố tụng coi như Nguyễn Thị Thanh Nhàn từ bỏ quyền bào chữa và bị truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Hưng

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文