Ngày 21/9, xét xử bà Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm

12:01 20/09/2023

Phiên tòa xét xử bà Nguyễn Phương Hằng thu hút được sự quan tâm của dư luận. Để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự phiên tòa, TAND TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân quan tâm có thể theo dõi qua phương tiện thông tin đại chúng, tránh tụ tập trước cổng trụ sở tòa án gây ảnh hưởng đến việc lưu thông.

Ngày mai 21/9, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ tiến hành xét xử vụ án liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) cùng 4 đồng phạm. Bà Hằng và các đồng phạm bị xét xử về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan điều tra.

Ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TP Hồ Chí Minh cho biết, tòa sẽ bố trí để báo chí tác nghiệp thuận tiên. Trước đó, các phóng viên tham dự phiên tòa phải mang theo giấy giới thiệu và thẻ nhà báo, đăng ký tác nghiệp tại trụ sở tòa án từ chiều 19/9. Mỗi cơ quan báo chí được đăng ký tối đa hai người.

Do trụ sở của TAND TP Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn trùng tu, song song phiên tòa xét xử bà Nguyễn Phương Hằng còn có nhiều vụ nhiều vụ án khác nên TAND TP Hồ Chí Minh chỉ có thể sắp xếp chỗ ngồi, bố trí trông giữ xe cho những người được triệu tập đến dự.

Liên quan đến phiên tòa, trước đó luật sư bảo vệ quyền lợi của ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh) và đại diện những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã có đơn kiến nghị, yêu cầu xem xét lại tư cách tố tụng. 

Ông Phạm Ngọc Duy cho biết, hiện những đơn kiến nghị này đã được Văn phòng TAND chuyển đến HĐXX. Việc xác định tư cách tham gia tố tụng của những đương sự này sẽ được HĐXX xem xét tại phiên tòa.

Phiên tòa do thẩm phán Bùi Đức Nam làm chủ tọa. Đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh có ông Đinh Quốc Dũng, Nguyễn Quang Duyệt và Võ Thành Đủ. Phiên tòa sẽ diễn ra trong 2 ngày, 21 và 22/9.

Luật sư bào chữa cho bà Hằng là Luật sư Hồ Nguyên Lễ. Luật sư này cũng là người bào chữa cho các bị cáo Huỳnh Công Tân, Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà.

Bào chữa cho bị cáo Đặng Anh Quân có ba Luật sư bảo vệ là Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Tri Thắng, Lê Thị Quỳnh Anh.

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được HĐXX triệu tập gồm các ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng), Nguyễn Đức Hiển, Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh (cầu thủ bóng đá), bà Đình Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Thị Việt Hà, ông Nguyễn Đình Kim.

Theo cáo trạng của VKSND TP Hồ Chí Minh, đây là vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do bị can Nguyễn Phương Hằng cùng các đồng phạm thực hiện.

Bà Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội, phát sóng trực tiếp (livestream) để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh, bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh, bà Đặng Thị Hàn Ni, ông Huỳnh Minh Hưng, bà Trần Thị Thủy Tiên cùng chồng là Lê Công Vinh, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu và ông Nguyễn Đức Hiển.

Để tăng uy tín, độ tin cậy cho những phát ngôn của mình, bà Nguyễn Phương Hằng mời ông Đặng Anh Quân (Tiến sĩ luật, giảng viên trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh) cùng tham gia vào những buổi livestream. Khi bà Hằng phát ngôn xúc phạm người khác, ông Quân đã cùng tương tác, phát ngôn về nội dung liên quan, góp phần cổ vũ tinh thần, góp thêm ý chí cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội.

Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam) có hành vi giúp sức tích cực cho bị can Hằng thực hiện hành vi phát ngôn, đăng tải các nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự các cá nhân.

Trong các bị can, bà Nguyễn Phương Hằng và ông Đặng Anh Quân đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Các bị can còn lại bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Bùi Thanh

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文