Người nhà cựu Chủ tịch FLC nộp thêm 23 tỷ đồng khắc phục hậu quả

16:25 17/07/2024

Trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, người nhà của bị cáo Quyết tiếp tục nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Trước đó, trong quá trình điều tra, bị cáo Trịnh Văn Quyết cũng đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả hơn 189 tỷ đồng.

Ngày 17/7, luật sư Vũ Đặng Hải Yến (Công ty luật TNHH SmiC) là người bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) cho biết, người nhà bị cáo Quyết vừa nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC.

Tính đến thời điểm này, bị cáo Quyết đã nộp hơn 210 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Được biết, từ trong trại giam, bị cáo Quyết tiếp tục vận động người thân nộp tối đa tiền khắc phục hậu quả vụ án trước và trong thời điểm phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC sắp diễn ra.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khi chưa bị bắt.

Luật sư Vũ Đặng Hải Yến cho biết thêm, trước phiên tòa, đã có 376 văn bản với hơn 4.280 người ký tên xin giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo Quyết cùng các bị cáo khác trong vụ án này.

Cách đây hai tuần, bị cáo Quyết đã nhận thức rõ về các hành vi sai phạm, đồng thời xin chịu trách nhiệm hình sự và dân sự như cáo trạng của Viện KSND tối cao đã truy tố. Bị cáo Quyết cũng mong cơ quan chức năng áp dụng chính sách khoan hồng cho các bị cáo là người thân, đồng nghiệp cấp dưới của bị cáo liên quan đến vụ án. Ngoài ra, bị cáo Quyết cũng xin chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng các tài sản thuộc tài sản cá nhân, đồng thời vận động gia đình, bạn bè  nộp tiền khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.

Theo kế hoạch, ngày 22/7, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng 49 đồng phạm. Trong vụ án này, bị cáo Quyết bị xét xử về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trong quá trình điều tra, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả số tiền hơn 189 tỷ đồng. Em gái ông Quyết là bị cáo Trịnh Thị Minh Huế cũng nộp lại 100 triệu đồng.

Cơ quan tố tụng đã ghi nhận, áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng nhiều bị cáo khác.

Nguyễn Hưng

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文