Nhận 200 nghìn USD, bị can Chu Ngọc Anh giúp sức đắc lực cho Phan Quốc Việt trong đại án Việt Á

18:13 18/08/2023

Với vai trò Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN), bị can Chu Ngọc Anh khi đó đã hỗ trợ, giúp đỡ đắc lực để biến đề tài nghiên cứu của Nhà nước thành đề tài của Công ty Cổ phần Việt Á (Công ty Việt Á), hỗ trợ cho Phan Quốc Việt "ngoáy mũi ra tiền".

Ngày 27/8/2020, Phan Quốc Việt liên lạc qua ứng dụng Viber cho ông Chu Ngọc Anh hẹn gặp nhưng ông Chu Ngọc Anh không trả lời nên Việt nhắn tin cho ông Nguyễn Mai Dương, Chánh Văn phòng Bộ KH&CN. Theo hướng dẫn của ông Dương, Việt đến trụ sở Bộ KH&CN và được ông Dương dẫn vào phòng làm việc của ông Chu Ngọc Anh. Việt và ông Chu Ngọc Anh ngồi tại khu vực bàn tiếp khách trao đổi các nội dung về công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là kết quả phòng chống dịch của Công ty Việt Á.

Khoảng hơn 15 phút sau, Việt mở balô và lôi ra túi quà màu xanh có in website và số điện thoại hotline của Công ty Việt Á (trong đó có 200 nghìn USD cùng với một vài bộ khẩu trang và chai nước rửa tay khô dạng xịt của Công ty Việt Á sản xuất) lấy khẩu trang và chai nước rửa tay ra và trao đổi với Chu Ngọc Anh về tính năng, cách sử dụng.

Bị can Chu Ngọc Anh trước thời điểm bị bắt giữ.

Sau đó, Việt bỏ khẩu trang và chai nước rửa tay vào túi, nói với ông Chu Ngọc Anh: "Tụi em mới có được ít thanh toán, ghé cám ơn anh đã ủng hộ tụi em tham gia đề tài và hỗ trợ tụi em rất nhiệt tình. Nếu tình hình tốt, sắp tới em sẽ ghé thăm anh tiếp”. Sau đó, Việt để lại túi màu xanh của Công ty Việt Á dưới chân bàn và ra về.

Số tiền 200 nghìn USD do Việt chỉ đạo Hồ Thị Thanh Thảo, thủ quỹ của Công ty Việt Á rút ra đưa cho Việt mang từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Việt đưa tiền cho ông Chu Ngọc Anh với mục đích cảm ơn ông này đã tạo điều kiện cho Công ty Việt Á tham gia Đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm và không đề xuất biện pháp thu hồi khi Công ty Việt Á sử dụng kit xét nghiệm là kết quả nghiên cứu đề tài thuộc sở hữu của Nhà nước để lập hồ sơ đăng ký, được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, sản xuất kinh doanh trái pháp luật.

Với vai trò Bộ trưởng Bộ KH&CN (đến hết ngày 11/11/2020), ông Chu Ngọc Anh biết rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ trưởng Bộ KH&CN làm đại diện chủ sở hữu cho đến khi nghiệm thu, báo cáo với cơ quan thẩm quyền theo quy định của Luật KH&CN, Luật Quản lý tài sản công và quy định của pháp luật có liên quan; biết Công ty Việt Á quản lý, khai thác và sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài, được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, đưa vào sản xuất thương mại phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 không đúng quy định của pháp luật, xâm hại quyền sở hữu, quản lý tài sản của Nhà nước do Bộ KH&CN là đại diện chủ sở hữu nhưng không thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo quy định tại Khoản 3, Điều 74 Luật KH&CN; không thực hiện xử lý kết quả Đề tài nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Khoản 1, Điều 29 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 “Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ ngân sách cấp”.

Đồng thời, ông Chu Ngọc Anh còn để Bộ KH&CN tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí về kết quả nghiên cứu và cấp phép kit xét nghiệm, là sản phẩm nghiên cứu của đề tài cho Công ty Việt Á; trực tiếp ký Quyết định khen thưởng, ký Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng cho Công ty Việt Á và chỉ đạo ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN ký công văn gửi UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị giúp Công ty Việt Á được tặng Huân chương Lao động hạng Ba không đúng đối tượng, công trạng, thành tích để hỗ trợ truyền thông, quảng bá hình ảnh, tạo điều kiện cho Công ty Việt Á biến kit xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu Nhà nước thành sản phẩm thương mại thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, giúp Công ty Việt Á sản xuất, kinh doanh, thu lợi bất chính, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Số tiền 200 nghìn USD Việt đưa cho ông Chu Ngọc Anh được xác định là yếu tố “vì vụ lợi”, quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 219 Bộ luật hình sự.

Như vậy, hành vi của ông Chu Ngọc Anh đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật hình sự, gây thiệt hại tài sản Nhà nước 18,98 tỷ đồng (tiền ngân sách Nhà nước cấp phục vụ nghiên cứu đề tài, là giá trị tối thiểu của tài sản hình thành qua nghiên cứu đề tài); liên đới gây thiệt hại tài sản Nhà nước (số tiền gây thiệt hại và hưởng lợi bất chính của Công ty Việt Á từ việc tiêu thụ kit xét nghiệm trong thời gian từ ngày 4/3/2020 đến ngày 3/12/2020).

Phương Thủy - Hoàng Phong

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文