Nhiều bị cáo thừa nhận thiếu hiểu biết pháp luật và xin được khoan hồng

14:39 25/12/2024

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Được quyền tranh luận, các bị cáo đều nhận tội, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về xã hội. Trình bày về hành vi sai phạm của mình đã thực hiện, nhiều bị cáo rơi lệ khi nói bản thân và gia đình. Bị cáo Nguyễn Mạnh Cương (cựu Trưởng phòng Thương mại điện tử, Hãng Vietjet) bị Viện kiểm sát đề nghị từ 3 - 4 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Cương vừa khóc vừa trình bày, vì sai lầm đã gây ra mà ngày hôm nay phải đứng trước tòa. Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét, tạo điều kiện để bị cáo sớm có cơ hội trở lại.

Nhận thức rõ sai phạm, cựu Trưởng phòng Hãng Vietjet muốn mỗi người phải chấp hành pháp luật -0
Các bị cáo tại phiên tòa.

Bị cáo Vũ Hồng Quang, cựu Phó phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải) bị Viện kiểm sát từ 3 - 4 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tự bào chữa cho mình, bị cáo Quang trình bày, sau khi biết mình phạm tội, bị cáo đã rất sốc.

“Sau đó, bị cáo đã viết đơn tường trình lại toàn bộ diễn biến hành vi phạm tội của mình trước khi bị cáo bị khởi tố. Trong quá trình điều tra, bị cáo luôn ý thức phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, giúp sớm làm sáng tỏ nội dung vụ án”, bị cáo Quang trình bày.

Trước khi bị đề nghị hình phạt tù trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2), bị cáo Quang đã bị tuyên phạt 4 năm tù ở giai đoạn 1 của vụ án này. Bị cáo Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt) khi tự bào chữa cho mình cũng tỏ rõ sự ân hận.

Quá trình luận tội, Viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với bị cáo Quyên từ 2 - 3 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Quyên trình bày, sau khi được bị cáo Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) giao nhiệm vụ thực hiện công tác cách ly các công dân Việt Nam ở nước ngoài hồi hương, bị cáo không ngại nguy hiểm, gian khó trực tiếp làm công tác này, nhiều khi bị cáo còn tiếp xúc trực tiếp với những người mắc COVID -19.

Theo lý giải của Quyên, bị cáo không biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật. Chỉ tới khi cơ quan điều tra giải thích thì bị cáo đã hiểu ra, việc làm của mình là vi phạm pháp luật. “Bị cáo sinh ra trong gia đình con nhà nghèo, hiện phải chăm sóc bố mẹ. Bị cáo mong được hưởng sự khoan hồng nhất của pháp luật để sớm có điều kiện chăm sóc gia đình và con”, bị cáo Quyên rơi lệ khi trình bày.

Bị cáo Phạm Quốc Thắng (Giám đốc Công ty TNHH PNR) bị Viện kiểm sát đề nghị từ 2 - 3 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Bị cáo Thắng được xác định có hành vi đưa tiền cho người trung gian để chuyển tới bị án Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đã bị phạt tù chung thân ở giai đoạn 1 của vụ án này) để được cấp phép các chuyến bay đưa công dân về nước.Bào chữa cho bị cáo Thắng, luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm, hành vi phạm tội dẫn đến việc bị cáo Thắng phải đứng trước phiên tòa hôm nay nguyên nhân một phần là do sức ép, nhu cầu rất lớn của công dân ở nước ngoài muốn trở về Việt Nam trong đại dịch COVID -19.

Luật sư Trịnh Văn Tuyến và luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết.

Theo luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết, bị cáo Thắng phạm tội do thiếu hiểu biết pháp luật, bởi ở thời điểm thực hiện hành vi giúp sức đưa hối lộ, bị cáo không hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là sai trái, phạm pháp. Luật sư cho rằng, hành vi của bị cáo Thắng giữ vai trò giúp sức thứ yếu và phạm tội giản đơn, thụ động. Từ phân tích của mình, luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết đề nghị Hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát xem xét, đánh giá kỹ lưỡng hơn về tính chất, mức độ trong hành vi giúp sức của bị cáo Thắng trong nhóm các bị cáo phạm tội “Đưa hối lộ”.

Cùng bào chữa cho bị cáo Thắng, luật sư Trịnh Văn Tuyến (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đồng quan điểm với luật sư đồng nghiệp. Luật sư Trịnh Văn Tuyến đề nghị Hội đồng xét xử xem xét thêm một phần công lao của bị cáo Thắng trong việc đưa được 345 người Việt Nam ở nước ngoài về nước trong thời điểm dịch bệnh COVID- 19. Đồng thời, xem xét tương quan giữa số tiền đưa hối lộ và số tiền hưởng lợi của bị cáo Thắng so với các bị cáo khác.

Luật sư Trịnh Văn Tuyến cũng đề nghị Hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể áp dụng được cho bị cáo Thắng theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa, đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị xin tòa giảm nhẹ cho bị cáo Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên). Lý do xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trần Tùng được đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên đưa ra là, bị cáo có nhiều thành tích trong công tác, được tặng nhiều bằng khen gồm của cấp Trung ương. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng là địa phương phát triển kinh tế “nóng” trong 10 năm gần đây, và việc này có sự đóng góp của bị cáo Trần Tùng.

Nguyễn Hưng

Mỹ và Trung Quốc ngày 12/5 đã nhất trí đình chỉ hầu hết các mức thuế đối với hàng hóa của nhau trong một động thái cho thấy căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có dấu hiệu lắng dịu.

Ngày 12/5, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên án phúc thẩm đối với các bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil. Đáng lưu ý, bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) vừa được giảm án 7 năm so với án sơ thẩm (28 năm), vì gia đình nộp 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Dư luận quan tâm rằng, với sự tiếp tay của ông Lê Đức Thọ cho Công ty Xuyên Việt Oil gây thiệt hại cho Nhà nước hàng tỷ đồng liệu số tiền khắc phục có thỏa đáng...

Thời gian gần đây, cướp tiệm vàng lại xảy ra tại một số địa phương, với phương thức hoạt động đơn lẻ, lưu động, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh. Mới đây nhất, ngày 5/5 vụ cướp tiệm vàng xảy ra trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và dư luận. Vụ án tuy thiệt hại về vật chất chưa lớn, nhưng phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng lại có phần liều lĩnh, bất chấp hậu quả…

Chiều 12/5, đối tượng Tàu Sa Chín (SN 2001, ngụ xã Phước Hà, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã bị Công an bắt giữ sau hơn 1 giờ đồng hồ gây ra vụ cướp tại chi nhánh một ngân hàng tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.

Ngày 12/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang điều tra vụ án mạng xảy ra tại một phòng trọ thuộc khu phố 5, phường Minh Thành, TX Chơn Thành, khiến người vợ tử vong và người chồng bị thương.

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần dược Sơn Lâm, bị can Phạm Văn Cách đã có hành vi cấu kết với bị can Nguyễn Mạnh Quyền, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần y dược LanQ, dùng thủ đoạn gian dối, lừa đảo chiếm đoạt hơn 18 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và của người dân cùng chi trả. 

Ngày 12/5, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện kế hoạch tuần tra đảm bảo TTATGT tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì (Hà Nội), trong đó tập trung xử lý vi phạm đối với các phương tiện xe ba gác, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT khiến người dân bức xúc.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đang điều tra vụ án "Tổ chức đánh bạc; đánh bạc" xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT Bộ Công an tiếp tục kêu gọi các cá nhân ra trình diện, hợp tác với Cơ quan ANĐT Bộ Công an, làm rõ các nội dung có liên quan đến vụ án để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.