Nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” bị người dân tẩy chay

10:25 13/05/2022

Nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” được hình thành từ nhóm “bầu khấn” vào năm 2012 tại giáo xứ Bảo Lộc do Nguyễn Thị Thương (SN 1975, ngụ đường Hồ Tùng Mậu, TP Bảo Lộc) cầm đầu.

Thông tin trên được Đại tá Nguyễn Quang Thống, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết tại hội nghị giao ban và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ, diễn ra vào chiều 11/5 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng và Sở Thông tin Truyền thông tổ chức. Theo Đại tá Nguyễn Quang Thống, nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” được hình thành từ nhóm “bầu khấn” vào năm 2012 tại giáo xứ Bảo Lộc do Nguyễn Thị Thương (SN 1975, ngụ đường Hồ Tùng Mậu, TP Bảo Lộc) cầm đầu.

Lúc mới hình thành, nhóm này hoạt động rất yếu, các sự kiện được tổ chức ngay tại nhà riêng của Nguyễn Thị Thương, số 53/5, đường Hồ Tùng Mậu, phường 1, TP Bảo Lộc. Tuy nhiên, khi được linh mục Nguyễn Chu Truyền (khi đó là quản hạt, quản xứ Bảo Lộc) đứng ra làm linh mục định hướng (đỡ đầu) cho nhóm này, đồng thời đưa các hoạt động của nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” vào sinh hoạt trong nhà thờ giáo xứ Bảo Lộc thì nhóm nhanh chóng vươn tầm ảnh hưởng, không chỉ địa phận tỉnh Lâm Đồng mà ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng làm việc với hai đối tượng cầm đầu nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc”.

“Cặp bài trùng” Nguyễn Thị Thương và Nguyễn Chu Truyền tự tung hô nhau đến mức hoang tưởng. Thương tự xưng nhận được ơn hiệp thông với “chúa cha”, được “chúa cha” chọn làm thư ký, làm con đẻ của linh mục Nguyễn Chu Truyền. Linh mục Truyền được chọn làm tiên chi, thánh sống, được ơn đặt tay ban bình an và xua đuổi tà khí trong “thời đại mới”, “thời đại cuối cùng”, là người được “chúa cha chọn làm Giám mục thời cuối cùng, người trừ quỷ vương”.

Thời gian gần đây, trước việc cô lập, tẩy chay của người dân, nhất là bà con công giáo, nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” không còn có điều kiện thỏa sức “vùng vẫy”, thu hút được nhiều người nhẹ dạ tham gia các hoạt động như trước nữa. Số đối tượng cầm đầu cốt cán đã lên kế hoạch tạo tình huống “quỷ ám” ở TP Hồ Chí Minh và TP Bảo Lộc, đi tới các giáo phận gửi “tâm thư”, tìm gặp đại diện của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, lợi dụng Hội đồng thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam được tổ chức tại Thái Bình nhằm mục đích vực dậy thanh thế của nhóm. Thậm chí, các đối tượng còn đăng tải clip trên mạng xã hội, thuật lại lai lịch hoạt động của các giáo phận, chức sắc nhằm gây sức ép buộc giáo hội lên tiếng công nhận về việc trừ quỷ của nhóm này.

Tuy nhiên, từ tháng 4/2018 tới nay, Tòa Giám mục Đà Lạt đã 7 lần ra văn bản, lên án những hoạt động của nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc”, cảnh báo về những sai phạm trong việc trừ quỷ, giải thích kinh thánh và lệch lạc trong giáo lý, đức tin, bất vâng phục giáo quyền của nhóm. Tòa Giám mục Đà Lạt cũng đã ra các thông báo xử lý linh mục Nguyễn Chu Truyền và Nguyễn Thị Thương.

Gần đây nhất, Hội Đồng giám mục Việt Nam đã tổ chức hội nghị thường niên kỳ I, từ ngày 25 đến 29/4 tại giáo phận Thái Bình và đã có biên bản hội nghị với nhiều nội dung thảo luận, trong đó có nội dung “Trao cho Ủy ban giáo lý Đức tin soạn thảo thông cáo về nhóm Trừ quỷ Bảo Lộc đến toàn bộ cộng đồng dân chúa cả nước”. Các cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi của Nguyễn Thị Thương và linh mục Nguyễn Chu Truyền cùng một số thành viên cốt cán của nhóm này.

Đại tá Nguyễn Quang Thống, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngay khi phát hiện những hoạt động vi phạm pháp luật của nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc”, Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Tòa Giám mục Đà Lạt, các chức sắc tôn giáo liên quan tuyên truyền, vận động các đối tượng cầm đầu của nhóm này từ bỏ các hoạt động vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, không những không từ bỏ, nhóm này ngày càng có những hoạt động sực mùi mê tín dị đoan, chữa bệnh trái pháp luật, thực hiện “trừ quỷ” vô căn cứ… nhằm lôi kéo nhiều người tham gia. Để khuếch trương thanh thế, gây áp lực với cơ quan chức năng, nhóm này thường xuyên đưa các clip dàn dựng về việc “trừ quỷ”, chữa bệnh phản khoa học lên mạng xã hội…

Tuy nhiên, được sự phối hợp của các cơ quan chức năng và Tòa Giám mục Đà Lạt, lực lượng Công an đã đẩy mạnh tuyên truyền giúp đồng bào công giáo thấy rõ bản chất phi pháp, thách thức giáo quyền của nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc”. Rất nhiều người trong cả nước là nạn nhân của nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” đã có đơn tố cáo tới lực lượng Công an về các hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan, chữa bệnh phản khoa học, vi phạm giáo lý, giáo luật… của nhóm này.

“Thực tế hiện nay nhóm trừ quỷ Bảo Lộc đã bị bà con giáo dân ở địa phương cô lập hoàn toàn. Nhóm này bây giờ đi tới đâu cũng bị người dân tẩy chay, xa lánh. Thời gian tới, nếu nhóm trừ quỷ Bảo Lộc không tự giải tán mà vẫn tiếp tục có những hoạt động vi phạm pháp luật chúng tôi sẽ có các biện pháp xử lý mạnh hơn!...”, Đại tá Nguyễn Quang Thống cho biết.

Ngày 12/5, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Công an tỉnh Lâm Đồng đã phạt hành chính bà Nguyễn Thị Thương, người cầm đầu nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” 10 triệu đồng, phạt linh mục Nguyễn Chu Truyền 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên không gian mạng, gây hoang mang dư luận.

Hai người này đã chia sẻ các thông tin về dịch COVID-19 và vaccine phòng COVID-19 với nội dung cho rằng “dịch COVID-19 không phải là một cơn dịch thiên nhiên, là do ma quỷ xen vào… Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là để đưa các mầm bệnh khác vào cơ thể, làm phân hủy hệ gen của con người. COVID-19 không sợ nóng, không sợ lạnh và cũng không sợ lửa, nhưng lại sợ nước… Do đó, có “nguồn nước thánh thiên” (do nhóm này sản xuất từ nước giếng) là để chữa COVID-19…”.

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng khẳng định, những thông tin trên là sai sự thật, không đúng theo quy định về công tác về phòng, chống dịch COVID-19 của ngành y tế.

Khắc Lịch

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文