Những ai bị truy tố trong vụ Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán và lừa đảo?

12:10 09/04/2024

Cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Trần Đắc Sinh cùng cấp dưới bị truy tố do có hành vi giúp sức cho cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Ngày 9/4, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng truy tố bị can Trịnh Văn Quyết và đồng phạm trong vụ án  “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Liên quan đến hành vi phạm tội của Trịnh Văn Quyết, bốn cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị), Lê Hải Trà (cựu Tổng Giám đốc, cựu ủy viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết), Trần Tuấn Vũ (cựu Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng niêm yết) và Lê Thị Tuyết Hằng (cựu Giám đốc Phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết).

Ba cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị truy tố về tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” gồm: Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng), Dương Văn Thanh (cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) và Phạm Minh Trung (cựu Trưởng phòng đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam).

Truy tố cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết do chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư -0
Bị can Trịnh Văn Quyết (bên phải) và bị can Trần Đắc Sinh.

Theo cáo trạng, Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros, tiền thân là Công ty xây dựng và đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu 1,5 tỷ đồng. Quy mô vốn này được giữ nguyên trong hơn ba năm tiếp theo.

Nhưng chưa đầy hai năm sau đó, từ năm 2014 đến năm 2016, Trịnh Văn Quyết đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần của FLC Faros. Thời điểm này, Trịnh Văn Quyết đưa ra kế hoạch biến Faros thành công ty đại chúng để niêm yết trên sàn chứng khoán Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE).

Kế hoạch này của Trịnh Văn Quyết đã được Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà cùng một số cán bộ khác tại HoSE và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam giúp sức.

Theo quy chế hoạt động cuả Hội đồng quản trị và Hội đồng niêm yết sàn HoSE thì việc thẩm định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Ngoài ra, Trần Đắc Sinh với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị HoSE biết rõ, báo cáo kiểm toán về tài chính năm 2014 và 2015 của doanh nghiệp này không phù hợp.

Báo cáo vi phạm lưu ý lớn rằng “không đủ cơ sở để xác định số vốn thực góp”. Tuy nhiên, do mối quan hệ cá nhân và nhiều lần được Trịnh Văn Quyết cùng Doãn Văn Phương (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, đã bỏ trốn) nhờ giúp đỡ nên Trần Đắc Sinh đã hỗ trợ để Faros được niêm yết.

Trần Đắc Sinh bị cáo buộc nhiều lần trực tiếp chỉ đạo cấp dưới là Lê Hải Trà, Trần Tuấn Vũ và Lê Thị Tuyết Hằng tạo điều kiện sớm niêm yết cổ phiếu cho Faros. Do đó, trong khi Công ty Faros chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, Trần Đắc Sinh đã chỉ đạo, tổ chức họp Hội đồng quản trị quyết định về hồ sơ niêm yết của Công ty Faros.

Tại cơ quan điều tra, Trần Đắc Sinh khai, do có mối quan hệ thân quen với Trịnh Văn Quyết nên muốn giúp việc chấp thuận niêm yết cho Công ty Faros, từ đó doanh nghiệp này có điều kiện thu hút vốn của nhà đầu tư trên thị trường, thông qua đó sàn HoSE sẽ có doanh thu từ phí niêm yết, phí giao dịch chứng khoán.

Là cấp dưới của Trần Đắc Sinh nên Lê Hải Trà cũng biết rõ báo cáo kiểm toán về tài chính của Công ty Faros có vi phạm bởi “chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp”. Nhưng do có mối quan hệ quen biết Trịnh Văn Quyết từ trước nên Lê Hải Trà vẫn gây sức ép để đề xuất chấp thuận hồ sợ niêm yết của Công ty Faros trong khi chưa đủ cở xác định vốn góp.

Là thành viên Hội đồng niêm yết, Lê Hải Trà đã ký phiếu đồng ý niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros. Ngoài ra, với vai trò Phó Tổng Giám đốc sàn HoSE, Lê Hải Trà đã họp Hội đồng quản trị và đồng ý niêm yết cổ phiếu.

Sai phạm của Trần Đắc Sinh và Lê Hải Trà dẫn đến hậu quả là Trịnh Văn Quyết được niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống trên sàn chứng khoán, thực hiện việc lừa đảo chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Nguyễn Hưng

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng trong vụ chi 7 triệu USD (khoảng 182 tỷ đồng) đánh bạc. Ngoài ra, còn có hàng loạt doanh nhân, ca sĩ, bác sĩ bị truy tố với cáo buộc tham gia đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử có thưởng tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều - Chi nhánh Hà Nội (King Club). Tổng số tiền mà 136 người tham gia đánh bạc tại “sòng bạc” King Club là 107 triệu USD (tương đương gần 2.600 tỷ đồng).

Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 6/7. Tại kỳ thi năm nay, Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) tiếp tục là một trong những cơ sở giáo dục trong CAND có số lượng lớn thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi. PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với Trung tướng, GS.TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện CSND về công tác chuẩn bị cho kỳ thi, hỗ trợ thí sinh dự thi, đặc biệt là công tác phòng chống gian lận thi bằng thiết bị công nghệ cao tại kỳ thi năm nay.

Do khu vực rừng thông này có lớp thảm thực vật cao khoảng 0,5m nên lúc đầu lực lượng bảo vệ rừng kiểm tra không phát hiện được các vết khoan ở gần gốc cây. Tuy nhiên, sau khi phát quang thực bì xung quanh các cây thông thì mới phát hiện được đoạn gần gốc các cây đã bị khoan lỗ và đổ hóa chất.

Lầu Năm Góc đã dừng các chuyến vận chuyển hệ thống phòng không Patriot và các loại vũ khí chính xác khác của Mỹ tới Ukraine sau khi lo ngại rằng kho dự trữ của Mỹ đang cạn kiệt, khiến Kiev đưa ra cảnh báo nguy cơ không chống đỡ nổi các đòn tấn công của Nga.

Theo tính toán của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh (nay là Sở Xây dựng) và Viện Nghiên cứu phát triển vào năm 2022, TP Hồ Chí Minh mỗi năm thiệt hại khoảng 6 tỉ USD vì tình trạng ùn tắc giao thông. Kẹt xe không chỉ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà còn gây căng thẳng, mệt mỏi cho người lưu thông; lãng phí thời gian di chuyển, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày…

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố quyết định cắt giảm tới 80% lượng nhập khẩu lúa mì và đường từ Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoa dịu làn sóng phản đối của nông dân EU nhưng lại đặt ra thách thức lớn với nền kinh tế Ukraine giữa bối cảnh xung đột. Quyết định trên có thể buộc nông dân Ukraine phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường tại châu Á và châu Phi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.