Phạt tù 8 bị cáo làm giả giấy khám sức khoẻ của bệnh viện

16:57 29/10/2021

Cơ quan Công an phát hiện Chiến đang giao cho Hương 115 bộ hồ sơ giấy khám sức khỏe giả đã có kết luận của bác sỹ và ký đóng dấu bệnh viện. Trong đó có 15 bộ hồ sơ giấy khám sức khỏe cho người xin cấp đổi bằng lái xe đã dán ảnh và ghi đầy đủ thông tin, 100 bộ chưa có ảnh và thông tin người khám.

Ngày 29/10, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo trong đường dây làm giả giấy khám sức khỏe của một số bệnh viện và phòng khám trên địa bàn thành phố Hà Nội.

8 bị cáo gồm: Vũ Thị Chiến (tức “Xuyến”, SN 1972), Nguyễn Kim Phượng (SN 1982), Trần Đông Bình (SN 1961), cùng trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội; Phạm Thị Thắm (SN 1968, trú tại phường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình), Nguyễn Thị Hương (SN 1990, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), Lại Phú Lộc (SN 1971, trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), Nguyễn Thị Hồng (SN 1982, trú tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Nguyễn Văn Thi (SN 1968, trú tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn) bị truy tố về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Bán giấy khám sức khoẻ giả sẽ bị phạt tù.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, ngày 12/10/2020, tại khu vực ngõ 76 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội), Tổ công tác thuộc Phòng An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội phát hiện Chiến đang giao giấy tờ, tài liệu cho Hương. Qua kiểm tra, cơ quan Công an đã thu giữ 115 bộ hồ sơ giấy khám sức khỏe đã có kết luận của bác sỹ và ký đóng dấu Bệnh viện Đa khoa Thăng Long. Trong đó có 15 bộ hồ sơ giấy khám sức khỏe cho người xin cấp đổi bằng lái xe đã dán ảnh và ghi đầy đủ thông tin, 100 bộ chưa có ảnh và thông tin người khám.

Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh tại Bệnh viện Đa khoa Thăng Long và kết luận: 15 người có tên trên 15 giấy khám sức khỏe kèm phiếu xét nghiệm bị thu giữ khi Chiến và Hương đang giao nhận với nhau đều không khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thăng Long. Kết quả giám định xác định: 115 giấy khám sức khỏe và 115 phiếu xét nghiệm đã có kết luận của bác sỹ và ký đóng dấu Bệnh viện Đa khoa Thăng Long là giả.

Khám xét đối với chỗ ở của Chiến tại số 48, ngõ 76 An Dương, phường Yên Phụ, cơ quan điều tra đã thu giữ thêm 128 giấy khám sức khỏe của lái xe chưa ghi nội dung, đã được đóng dấu tròn Bệnh viện đa khoa Thăng Long, 1 con dấu tròn của Bệnh viện Đa khoa Thăng Long, các giấy khám sức khỏe, máy tính, máy in và một số đồ vật, tài liệu liên quan khác. Cơ quan chức năng kết luận: Con dấu tròn và 128 giấy khám sức khỏe chưa ghi nội dung, đã có kết luận của bác sỹ và ký đóng dấu Bệnh viện đa khoa Thăng Long là giả.

Tại cơ quan điều tra, Chiến khai, từ đầu năm 2019, do biết các cá nhân cần giấy khám sức khỏe để đủ điều kiện tham gia học và dự thi, xin cấp đổi, cấp lại giấp giấy phép lái xe các loại, Chiến đã nhận làm giả hồ sơ khám sức khỏe cho khách hàng có nhu cầu. Để làm giả các hồ sơ khám sức khỏe này, qua mạng internet, Chiến đặt mua các con dấu tròn, dấu chức danh của các bác sỹ thuộc một số bệnh viện và phòng khám trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chiến yêu cầu khách hàng phải cung cấp ảnh, bản chụp chứng minh nhân dân. Sau đó, Chiến đóng dấu chữ ký hoặc tự ký tên các bác sỹ chuyên khoa vào nội dung khám, kết luận đủ sức khỏe và đóng dấu tròn của các bệnh viện hoặc phòng khám rồi chuyển lại cho khách hàng.

Viện Kiểm sát xác định, trong vụ án này, Chiến là đối tượng chủ mưu làm giả các con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tháng 12/2019, Chiến đã mua các con dấu tròn và các dấu tên, dấu chức danh bác sỹ đặt trên mạng xã hội để làm giả nhiều giấy chứng nhận sức khỏe và phiếu xét nghiệm của khách đăng ký thi lái xe mô tô và ô tô rồi bán cho khách mua với giá trung bình 30.000 đồng một bộ, gồm 2 giấy tờ giả trên. Chiến đã tự làm giấy chứng nhận sức khỏe giả, phiếu xét nghiệm giả hoặc thuê Phượng đánh máy thông tin vào phiếu xét nghiệm giả rồi tự đóng dấu tròn, dấu chức danh bác sỹ vào các giấy tờ trên. Sau đó, Chiến thuê Bình vận chuyển các giấy tờ giả trên giao cho các khách mua. Tổng cộng, Chiến đã làm giả 1 con dấu, 332 giấy khám sức khỏe và 168 phiếu xét nghiệm, hưởng lợi 7,5 triệu đồng. Quá trình điều tra, Chiến đã tự nguyện nộp tiền hưởng lợi bất hợp pháp để khắc phục hậu quả.

Các khách mua giấy chứng nhận sức khỏe và phiếu xét nghiệm giả của Chiến gồm: Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Thắm, Lại Phú Lộc và một số đối tượng khác.

Tại phiên toà, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt: Bị cáo Chiến 6 năm tù, bị cáo Phượng 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Bình 3 năm tù, bị cáo Hương 3 năm tù, bị cáo Thi 20 tháng tù (cho hưởng án treo), hai bị cáo Hồng và Thắm cùng mức án 24 tháng tù (cho hưởng án treo) theo đúng tội danh đã truy tố.  

Nguyễn Hưng

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文