Phiên xét xử vụ “Tịnh thất Bồng Lai” phải tạm ngưng 2 lần để hội ý

11:05 20/07/2022

Các luật sư của bị cáo viện các lý do vắng mặt nhân chứng, vắng mặt bị hại, một số tình tiết trong hồ sơ vụ án cũng như cáo trạng chưa rõ ràng để xin hoãn xét xử. Lần thứ 2, trong phiên xét xử vụ "Tịnh thất Bồng Lai", HĐXX phải tạm ngưng phiên tòa để hội ý...

8h ngày 20/7, TAND huyện Đức Hoà đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm đối với 6 bị cáo sống tại “Tịnh thất Bồng Lai”, tên khác là “Thiền am bên bờ vũ trụ” (ở số 191A, ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An). Các bị cáo cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Khoản 2, điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

6 bị cáo gồm: Lê Tùng Vân (SN 1932), Lê Thanh Hoàn Nguyên (SN 1990), Lê Thanh Nhất Nguyên (SN 1991), Lê Thanh Trùng Dương (SN 1995), Cao Thị Cúc (SN 1960) và Lê Thanh Nhị Nguyên (SN 1998).

Các bị cáo được đưa đến tòa.

Phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy làm chủ tọa. Giữ vai trò công tố là kiểm sát viên Nguyễn Thành Đông, Đặng Hoàng Lưu. Để phục vụ cho việc xét xử, tòa triệu tập 8 cán bộ Công an huyện Đức Hòa làm chứng tham gia phiên tòa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có 5 luật sư bào chữa cho các bị cáo.

Bị cáo Lê Tùng Vân trong phiên tòa.

Theo cáo trạng, năm 2016, bị cáo Lê Tùng Vân cùng các bị can và một số người khác sống tại số 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An, do Cao Thị Cúc làm chủ hộ. Bị cáo Lê Tùng Vân đã biến nơi đây thành cơ sở tu tại gia lấy tên là “Tịnh thất Bồng Lai” sau đó đổi tên cơ sở này thành “Thiền am bên bờ vũ trụ”.

Khu vực luật sư đại diện bị cáo và bị hại.

Từ năm 2019 đến năm 2021, các bị can trên đã sử dụng phương tiện như máy tính, điện thoại di động để đăng tải lên mạng xã hội những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa, xúc phạm phật giáo... làm ảnh hưởng an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.

Bị hại và nhân chứng tại tòa.

Cơ quan điều tra xác định, các bị can đã đăng tải 5 video và một bài viết trên mạng xã hội qua phân tích, giám định và xác định đây là hành vi có tổ chức, xâm phạm đến cơ quan Nhà nước, tổ chức tôn giáo và cá nhân.

Từ 7h, người dân từ nhiều nơi đổ về trước trụ sở TAND huyện Đức Hoà để theo dõi phiên xử. Tuy nhiên, chỉ phóng viên báo chí được đăng ký để theo dõi phiên xử qua một màn hình truyền trực tiếp, ở ngay bên cạnh phòng xử án. Một màn hình lớn được lắp đặt tại hội trường Nhà văn hóa để người dân theo dõi diễn biến phiên xét xử.

Người dân theo dõi phiên tòa qua màn hình lớn được gắn trong nhà văn hóa.
Diễn biến phiên tòa được theo dõi qua màn hình lớn.

Tại phiên xét xử hôm nay, toà đã triệu tập một số người có quyền lơi nghĩa vụ liên quan, trong đó có cha mẹ Diễm My (nạn nhân được cho là bị bắt cóc) và ông Võ Văn Thắng - điều tra viên Công an huyện Đức Hòa. Nhiều bị hại và nhân chứng đã có đơn xin vắng mặt. Luật sư của bị cáo đề nghị ngừng phiên toà để củng cố thêm một số tình tiết không có trong hồ sơ. Luật sư của bị cáo cho rằng, có một số chứng cứ giả mạo phát ngôn của thân chủ bị cho là vi phạm pháp luật không có hồ sơ trong vụ án, luật sư kiến nghị toà triệu tập nhân chứng.

Chủ toạ hỏi bị hại có đồng ý hay không việc hoãn phiên toà, đại diện bị hại cho rằng tiếp tục phiên toà. Người có quyền lợi liên quan có măt không có ý kiến. Đại diện VKS cũng đề nghị tiếp tục phiên toà.

Trước những ý kiến xin hoãn phiên tòa, HĐXX đã hội ý và sau 15 phút hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa.

Phiên tòa được dư luận đặc biệt quan tâm.

Trong phần thẩm tra lý lịch các bị cáo, bị cáo Lê Tùng Vân có "phiên dịch" là Vòng Thị Kim Hoa. Khi được chủ toạ hỏi về lý lịch, bị cáo Lê Tùng Vân trả lời rõ ràng, mạch lạc. Hỏi về học vấn, bị cáo Lê Tùng Vân cho biết có 2 bằng cử nhân, trong đó có bằng cử nhân tiếng Anh, trình độ văn hoá “như trẻ em, học từ lớp 1 đến 12”. Về gia đình, vợ,con, bị cáo Lê Tùng Vân nói chưa vợ con gì, đang chờ lấy vợ...

Trong phần lý lịch của bị cáo Hoàn Nguyên, bị cáo khai bị mồ côi cả cha lẫn mẹ; Nhất Nguyên hành nghề  kinh doanh tự do, cũng mồ côi cha mẹ; Nhị Nguyên khai không có nơi thường trú, cha không có, mẹ cũng không; bị cáo Cao Thị Cúc, không nhớ học vấn, bị cáo không nhớ tên mẹ. Bị cáo Cúc khai không có chồng con nhưng trong lý lịch lại có 2 con. Bị cáo Cúc phủ nhận mình có con.

Luật sư phía bị cáo tiếp tục đề nghị thay đổi chủ tọa vì không đáp ứng được kiến nghị của luật sư. Lý do các luật sư yêu cầu thay đổi chủ toạ tbởi kiến nghị triệu tập 52 nhân chứng nhưng toà chỉ triệu tập có 4 người nên không làm sáng tỏ được vấn đề. Đến 10h15, phiên tòa tiếp tục tạm hoãn để HĐXX hội ý lần thứ 2.

M.Đức-Đức Cương-Bùi Hào

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文