Sắp xét xử phúc thẩm cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ Phùng Anh Lê nhận hối lộ

18:39 05/04/2023

Theo kế hoạch, ngày 20/4, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự xem xét kháng cáo của bị cáo Phùng Anh Lê (cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, cựu Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội) về tội “Nhận hối lộ”.

Trước đó, ngày 14/8/2022, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê 7 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ”. Ngoài ra, TAND TP Hà Nội còn tuyên buộc bị cáo Lê phải nộp số tiền 110 triệu đồng đã nhận hối lộ để sung công quỹ Nhà nước. Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Lê đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì cho rằng, bị cáo bị oan.

Theo bản án sơ thẩm, ngày 19/9/2016, anh Nguyễn Công Thành (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến Công an phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) tố cáo một nhóm người bắt giữ trái pháp luật rồi hành hung anh. Sau đó, Nguyễn Hữu Tài (ở Hà Nội) cùng đồng phạm ra đầu thú, do liên quan đến vụ việc trình báo của anh Thành. Quá trình điều tra, Công an quận Tây Hồ tạm giữ Tài 4 ngày.

Khi đó, người thân của Tài đã tìm gặp ông Phùng Văn Bảy (chú họ bị cáo Phùng Anh Lê, khi đó là Trưởng Công an quận Tây Hồ) nhờ giúp đỡ. Ông Bảy đã đặt vấn đề và được bị cáo Lê đồng ý cho Tài về với điều kiện, gia đình Tài phải chi 110 triệu đồng.

Bị cáo Phùng Anh Lê tại phiên tòa sơ thẩm. 

Tối 22/9/2016, ông Bảy mang số tiền trên đến phòng làm việc của bị cáo Lê. Sau khi nhận tiền, bị cáo Lê chỉ đạo cấp dưới tha người trái pháp luật. Ngày 22/1/2021, Công an TP Hà Nội rà soát và lật lại hồ sơ vụ án. Bị cáo Lê bị khởi tố và truy tố sau đó.

Bị đưa ra xét xử, bị cáo Phùng Anh Lê phủ nhận cáo buộc và lời khai của những người liên quan.

TAND TP Hà Nội nhận định, trong vụ án này, người phải chịu trách nhiệm chính là bị cáo Lê. Đáng lẽ bị cáo phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng vì động cơ, mục đích không trong sáng, vụ lợi, bị cáo đã tha trái pháp luật đối tượng Tài.

Các bị cáo khác làm theo chỉ đạo của bị cáo và không được hưởng lợi. Họ đã tiếp nhận chỉ đạo trái pháp luật của bị cáo Lê, thực hiện các mệnh lệnh không đúng pháp luật.

Để xảy ra vụ án thả nghi phạm trái pháp luật, một số lãnh đạo và cán bộ Công an quận Tây Hồ được xác định đã thiếu trách nhiệm. Viện KSND tối cao đã đánh giá, phân hóa, không xem xét xử lý hình sự, nhưng đề nghị Công an TP Hà Nội xử lý kỷ luật nghiêm về Đảng, chính quyền đối với những cán bộ liên quan đến việc thả đối tượng Tài.

Ngoài ra, sau khi vụ việc không xử lý đối với đối tượng Tài và đồng phạm bị phát giác, TAND TP Hà Nội nhận thấy, đã có việc sửa chữa, làm thất lạc hồ sơ và tài liệu xác minh ban đầu liên quan đến đối tượng Tài.

Do đó, TAND TP Hà Nội đã kiến nghị Công an TP Hà Nội và Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao tiếp tục xem xét, xác minh làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Nguyễn Hưng

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文