Tổ chức, môi giới đưa người khác trốn đi nước ngoài bằng đường biển

09:07 23/02/2022

Ngày 22/2, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” xảy ra tại Hưng Yên, Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng và các tỉnh đến VKSND Tối cao, đề nghị truy tố Phạm Thanh Tùng (SN 1995, trú tại Hưng Yên) về hành vi phạm tội trên.

Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã; quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với 3 đối tượng gồm: Hà Thị Nga (SN 1986, ở tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định); Nguyễn Văn Quang (SN 1978, trú tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) và Phạm Tiến Lợi (SN 1983, ở tại tỉnh Nghệ An).

Đây là vụ án có tính chất nghiêm trọng; có sự câu kết chặt chẽ giữa đối tượng trong nước và đang ở nước ngoài sử dụng các ứng dụng Internet như zalo, facebook, line… để thực hiện hành vi phạm tội.

Người xuất cảnh trái phép từng bị trục xuất về nước

Các trường hợp xuất cảnh trái phép trong đường dây này phần lớn là những người nông dân; đa phần họ từng sang Đài Loan, Trung Quốc lao động bất hợp pháp rồi bị trục xuất về nước. Do có nhu cầu trở lại lao động, họ đã tìm cách liên hệ với các đối tượng trong đường dây tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài để vượt biên bằng đường biển, bất chấp sự nguy hiểm.

4 đối tượng trong vụ án.

Nguyễn Đình Khang (SN 1978, địa chỉ thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), một trong những người xuất cảnh trái phép cho biết: Năm 2016, khi lao động bất hợp pháp tại Đài Loan, Khang quen biết Lợi. Đến năm 2018, Khang bị cơ quan chức năng Đài Loan trục xuất về Việt Nam. Đầu tháng 3/2020, qua ứng dụng facebook, Khang liên hệ và thỏa thuận để Lợi (sử dụng facebook "Lợi Pham") tổ chức cho Khang vượt biên giới Việt - Trung trái phép rồi lên tàu vượt biển trốn vào Đài Loan với chi phí 6.000 USD và 1,800 NDT. Lợi đã cung cấp cho Khang số điện thoại của Tùng để Khang liên hệ, thống nhất với Tùng việc di chuyển đến khu vực biên giới Việt - Trung.

Trường hợp thứ hai là Nguyễn Xuân Thủy (SN 1984, địa chỉ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa). Tháng 10/2019, khi bị cơ quan chức năng Đài Loan tạm giữ về hành vi lao động bất hợp pháp, Thủy được những người cùng giam giới thiệu cách thức liên lạc với Lợi để được đưa trốn từ Việt Nam đi Đài Loan. Đầu tháng 3/2020, qua số điện thoại và facebook "Lợi Pham", Thủy liên hệ, thỏa thuận để Lợi đưa Thủy vượt biên giới Việt - Trung trái phép, rồi lên tàu vượt biển trốn vào Đài Loan với chi phí 6.500 USD và 1.800 CNY. Sau đó, Lợi cung cấp cho Thủy số điện thoại của Khang để hai người liên lạc, cùng nhau di chuyển ra Hà Nội gặp Tùng.

Sau khi được Lợi thông báo và thỏa thuận với các công dân, ngày 13/3/2020, Tùng đón Khang, Thủy và Hải ở bến xe Mỹ Đình, Hà Nội. Tại đây, Tùng thu của Khang 900 NDT (tương đương 3.004.146 đồng; thu của Thủy, Hải 3 triệu đồng/người tiền chi phí tìm người dẫn đường vượt biên giới Việt – Trung. Sau đó, Tùng hướng dẫn họ bắt xe khách đến khu vực biên giới các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Đồng thời, Tùng thông báo cho người trong đường dây của Nga tiếp tục đón, tổ chức cho Khang, Thủy, Hải vượt biên giới Việt - Trung trái phép, tập trung tại "trại lợn" tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Ngày 18/3/2020, trước khi lên tàu trốn đi Đài Loan, Khang, Thủy và Hải đã nộp cho chủ tàu người Trung Quốc 3.000 USD/người…

Lộ diện các mắt xích trong đường dây

Do có nhu cầu đi Đài Loan, Trung Quốc tìm việc làm nhưng không đi được bằng hộ chiếu nhập cảnh chính thức, nên từ đầu năm 2020, 29 công dân Việt Nam đã thông qua người quen và qua tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội facebook "Hội người Việt Nam tại Đài Loan", "Hội lưu vong và tìm việc làm tại Đài Loan")... liên hệ, thỏa thuận với Nga (sử dụng zalo tên "Trang Mèo", nick facebook "Hoan Ori"...); Lợi (sử dụng nick facebook "Loi Pham"); Quang (sử dụng nick facebook "Dang Quang") và một số đối tượng khác để đưa, trốn đi Đài Loan. Chi phí cho việc trốn đi từ 4.000 USD đến 8.300 USD. Số tiền này, người đi sẽ nộp từ 7 đến 10 triệu đồng (hoặc từ 1,8 đến 2.000 NDT) cho đối tượng trong đường dây tổ chức vượt biên giới trái phép từ Việt Nam sang Phúc Kiến, Trung Quốc; nộp 2.000 USD đến 3.300 USD cho chủ tàu tổ chức trên bằng đường biển từ Phúc Kiến đi Đài Loan, Trung Quốc: số tiền còn lại nộp cho đối tượng chủ mưu khi đến Đài Loan, Trung Quốc.

Quá trình thực hiện, Nga câu kết, chỉ đạo Lợi, Quang yêu cầu đối tượng trong nước như Tùng và một số đầu mối khác (cơ quan điều tra chưa xác định được danh tính) đón, đưa dẫn công dân từ Hà Nội đến khu vực biên giới các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng giao cho các đối tượng trong đường dây của Nga để tổ chức đưa họ trốn đi Đài Loan. Cụ thể, Nga là đối tượng đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn truy nã về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Sau khi có lệnh truy nã, đối tượng bỏ trốn sang nước ngoài rồi thiết lập đường dây tổ chức đưa người trốn đi Đài Loan.

Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan ANĐT xác định bằng thủ đoạn như trên, từ ngày 11/3/2020 đến ngày 21/3/2020, các đối tượng đã đưa 29 người Việt Nam sang Đài Loan.

Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; khởi tố bị can đối với 4 đối tượng gồm Nga, Tùng, Lợi, Quang về hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”. Do Nga, Lợi, Quang không ở địa phương nên đã ra quyết định truy nã; quyết định tạm đình chỉ điều tra, khi bắt giữ sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với các công dân có hành vi xuất cảnh trái phép, Cơ quan ANĐT đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 19 công dân; tiếp tục có văn bản kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 công dân còn lại.

Xuân Mai

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文