Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận: Không đủ năng lực nhưng vẫn xin thực hiện dự án

20:11 10/10/2022

Chiều 10/10, phiên tòa xét xử cựu Phó bí thư Thương trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh Tất Thành Cang cùng 9 bị cáo liên quan đến việc bán rẻ 2 dự án ở TP Hồ Chí Minh cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai tiếp tục với phần xét hỏi.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử ngoài ông Tất Thành Cang còn có Phạm Văn Thông và Phan Thanh Tân (cùng là cựu Phó chánh văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh), Huỳnh Phước Long (cựu Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn, Văn phòng Thành ủy).

Trong phiên tòa này, 6 bị cáo gồm: Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc), Nguyễn Văn Minh (cựu Chủ tịch HĐTV), Trần Tấn Hải (cựu Phó tổng giám đốc), Nguyễn Thị Ngọc Bích (cựu Kế toán trưởng), Nguyễn Hoàng Việt (cựu Kiểm soát viên), Nguyễn Xuân Tùng (cựu Trưởng phòng Kinh doanh tổng hợp) thuộc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (viết tắt là Công ty Tân Thuận). Tất cả các bị cáo đều bị truy tố về tội “Vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bị cáo Trần Công Thiện tại tòa chiều 10/10.

Bị cáo Trần Công Thiện được xác định là người có vai trò xuyên suốt trong sai phạm chuyển nhượng 2 dự án cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai gây tổng thiệt hại cho Nhà nước gần 735 tỉ đồng.

Là bị cáo đầu tiên được thẩm vấn, với vai trò là Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận, Trần Công Thiện thừa nhận hành vi trong cáo trạng truy tố. Nhưng khi chủ tọa phiên tòa hỏi ai cung cấp thông tin về dự án Phước Kiển (324 nghìn m2) cho Quốc Cường Gia Lai thì  bị cáo Trần Công Thiện lại khai không nhớ, không biết mà chỉ nhớ Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị hợp tác đầu tư hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án Phước Kiển.

Theo ông Thiện, thời điểm đó do Công ty Tân Thuận không đủ năng lực để thực hiện dự án, khi tổng kinh phí thực hiện hơn 6.000 tỷ đồng, theo quy định vốn chủ sở hữu phải là 1.200 tỷ đồng, nhưng thực tế Tân Thuận không có tiền.

"Khi Quốc Cường Gia Lai đề nghị đầu tư với tỷ lệ 75/25, bị cáo mới về xem lại năng lực công ty, bị cáo thấy có nhiều dự án tiềm năng nên muốn hợp tác", bị cáo Thiện trình bày.

Cũng theo bị cáo Trần Công Thiện ban đầu Công ty Tân Thuận đề nghị hợp tác với Quốc Cường Gia Lai theo tỷ lệ 70/30 rồi trình lên chủ sở hữu là Văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh xem xét. Sau đó, Công ty Tân Thuận đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với diện tích hơn 324 nghìn m2 trị giá hơn 419 tỷ đồng cho Quốc Cường Gia Lai.

Chủ tọa cho rằng, tài sản này của Công ty Tân Thuận là công ty có vốn Nhà nước. Nếu chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai tức là chuyển nhượng tài sản Nhà nước cho tư nhân.

Đối với dự án Khu dân cư Ven Sông, bị cáo Trần Công Thiện khai việc chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp cho Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2 do Công ty Tân Thuận không còn khả năng thực hiện dự án này.

"Công ty Quốc Cường Gia Lai nhận 45%, nhưng chưa thực hiện dự án này ngoài một phần do các nút giao thông chưa hoàn chỉnh thì còn lý do khác là Công ty Tân Thuận không có tiền", bị cáo Thiện khai và cho rằng lỗi này do phía Công ty Tân Thuận, đã báo cáo cho chủ sở hữu biết.

Bị cáo Trần Công Thiện cũng cho rằng hợp đồng chuyển nhượng dự án này về bản chất là hợp đồng hợp tác vì không đủ điểu kiện chuyển nhượng, chủ sở hữu cũng chỉ cho hợp tác. "Trong hợp đồng có phần sai sót, lúc đó bị cáo suy nghĩ rằng chuyển nhượng thì chuyển phần góp vốn chứ tại sao lại chuyển nhượng đất được", bị cáo Thiện nói và cho biết Công ty Tân Thuận không có tài chính nên buộc phải chuyển nhượng dự án cho người khác để lấy tiền chênh lệch.

Các bị cáo tại tòa ngày 10/10.

Theo cáo trạng, Công ty Tân Thuận được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng dự án Phước Kiển, xã Phước Kiển. Tháng 8/2016, Công ty Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị hợp tác đầu tư với tỉ lệ 75/25.

Tháng 6/2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng 324 nghìn m2 đất Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2, và đã nhận của Công ty Quốc Cường Gia Lai 374 tỉ đồng cùng tiền thuế VAT là 23 tỉ đồng.

Sau đó, hợp đồng bị hủy bỏ, Công ty Tân Thuận đã trả lại cho Công ty Quốc Cường Gia Lai cả tiền chuyển nhượng, tiền thuế VAT, thêm tiền lãi suất là 21 tỉ đồng. Cáo trạng xác định số tiền Nhà nước thiệt hại ở dự án này là 202,6 tỉ đồng.

Đối với 32.967 m2 đất thuộc Khu IV - Dự án Khu dân cư Ven Sông tại phường Tân Phong (quận 7), Công ty Tân Thuận cũng căn cứ vào chứng thư thẩm định giá của Công ty Thương Tín trong đó xác định giá trị bình quân khu đất này là hơn 17,6 triệu đồng/m2.

Ngày 28/11/2017, Công ty Tân Thuận chuyển nhượng toàn bộ khu đất này cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 283 tỷ đồng. Tổng thiệt hại vụ án này là hơn 532 tỷ đồng.

Bùi Thanh

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文