Triệt phá đường dây chế tạo, tàng trữ, mua bán súng quân dụng số lượng "khủng"

10:24 24/09/2022

Sáng 24/9, thông tin với PV Báo CAND, Đại tá Diệp Văn Thế, Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, Công an tỉnh vừa đấu tranh, bóc gỡ thành công đường dây chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí quân dụng trên địa bàn, thu giữ với số lượng tang vật lớn.

Từ đầu năm 2022, trên địa bàn TP Rạch Giá và một số huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xuất hiện tình trạng nhiều đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội sử dụng, tàng trữ vũ khí, các loại súng có tính năng như vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, hung khí đề giải quyết mâu thuẫn, bảo kê các điểm tệ nạn xã hội, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Ban Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh chủ công phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ và Công an các huyện, thành phố rà soát, lên danh sách, triển khai các biện pháp đấu tranh các đối tượng hình sự có dấu hiệu mua bán, tàng trữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Đối tượng cầm đầu Dương Minh Tuấn (tức Ba Teo).
2 đối tượng Cao Văn Hoài và Võ Ngọc Trăm.

Ngày 8/8, Đại tá Diệp Văn Thế, Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang trực tiếp chỉ đạo xác lập chuyên án do Đại tá Mai Hòa Bình, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự làm Trưởng ban chuyên án; Trung tá Trương Sa My, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự làm Phó trưởng ban chuyên án.

Các đối tượng bị Công an tỉnh Kiên Giang bắt giữ, khởi tố về hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng.

Qua công tác nghiệp vụ, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự báo cáo với Ban Chỉ huy chuyên án về nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng do Dương Minh Tuấn (tức Ba Teo, SN 1992, thường trú số 840 Nguyễn Thị Định, khu phố Vĩnh Viễn, phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá, Kiên Giang) cầm đầu. Dương Minh Tuấn là đối tượng có 2 tiền án về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Tuấn không có nghề nghiệp ổn định, có biểu hiện nghi vấn mua các loại súng, công cụ hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, để tự chế tạo, sửa chữa, nâng cấp thành súng có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng.

Tang vật thu giữ.

Trong đó, Dương Minh Tuấn đặt mua các loại súng của đối tượng Cao Văn Hoài và Võ Ngọc Trăm (tạm trú số: 1028/19A, khu phố 4, Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang). Để cải tạo súng có độ sát thương và chính xác cao, bán được nhiều tiền nên Tuấn đã thuê đối tượng Trần Văn Năng (SN 1983, thường trú tại số 463, đường Trần Khánh Dư, phường An Hòa, TP Rạch Giá) tiện cắt các linh kiện, thiết bị để chế tạo, cải tạo súng như: nòng súng, cò, kim hỏa, ốp tay súng... Sau khi cải tạo thành công, Tuấn bán lại cho nhiều đối tượng trên địa bàn TP Rạch Giá, TP Phú Quốc và các huyện Hòn Đất, Châu Thành, An Biên...

Cơ quan Công an khám xét nơi ở của đối tượng cầm đầu Dương Minh Tuấn (tức Ba Teo).

Trung tá Trương Sa My, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự - Phó trưởng ban chuyên án cho biết, từ tài liệu nghiệp vụ và nguồn tin trinh sát, xác định đường dây chế tạo, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ với số lượng lớn liên quan đến nhiều đối tượng, nhóm tội phạm ở nhiều địa bàn trong và ngoài tỉnh, nếu không kịp thời đấu tranh ngăn chặn, sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình ANTT.

Ngày 22/8, Ban chuyên án quyết định phá án với sự tham gia hỗ trợ trực tiếp của các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an. Các Tổ công tác nhận lệnh đồng loạt tổ chức bắt, khám xét nơi ở 10 đối tượng có hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Qua đó, phát hiện, thu giữ 82 khẩu súng các loại, 341 viên đạn các loại, 365 ống kim loại, một số công cụ hỗ trợ; 1 máy tiện chuyên dụng màu xanh và nhiều thiết bị, máy móc phục vụ việc chế tạo, cải tạo các loại súng bắn đạn bị, đạn thể thao thành súng có tính năng tương tự vũ khí quân dụng.

Máy móc, thiết bị các đối tượng sử dụng để chế tạo, cải tạo các loại súng bắn đạn bị, đạn thể thao thành súng có tính năng tương tự vũ khí quân dụng.
Các đối tượng thực hiện hành vi mua bán, giao nhận hàng qua các ứng dụng mạng xã hội và dùng thủ đoạn gửi hàng qua các dịch vụ chuyển phát hàng hóa.

Tang vật thu giữ đưa đi giám định với kết quả, trong 82 khẩu súng thu giữ có: 11 khẩu súng chế tạo thủ công, có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng, thuộc danh mục vũ khí quân dụng; 51 viên đạn vũ khí quân dụng; 14 súng công cụ hỗ trợ và 225 viên đạn công cụ hỗ trợ; 57 súng đồ chơi nguy hiểm, 53 viên đạn thể thao.

Cán bộ điều tra làm việc với các đối tượng.

Đại tá Diệp Văn Thế, Phó Giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đường dây hoạt động chế tạo, mua bán, tàng trữ vũ khí, công cụ hỗ trợ do Dương Minh Tuấn, Cao Văn Hoài, Võ Ngọc Trăm cầm đầu, hoạt động manh động, phức tạp gây nguy hiểm cho trật tự an toàn xã hội. Việc xác lập, đấu tranh chuyên án đã kịp thời làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động và tổ chức bắt giữ, xử lý, triệt xóa đường dây chế tạo, mua bán, tàng trữ vũ khí, công hỗ cụ trợ, thu giữ nhiều vật chứng quan trọng. Chuyên án đã thể hiện tinh thần chủ động tấn công tội phạm và ngăn chặn nguy cơ các đối tượng sử dụng các loại súng có tính năng như vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, hung khí đề gây mất ANTT trên địa bàn.

Đến nay, Ban chuyên án đã bắt giữ, khởi tố 10 đối tượng về hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng. Các đối tượng gồm: Dương Minh Tuấn (tức Ba Teo, SN 1992, thường trú số 840 Nguyễn Thị Định, khu phố Vĩnh Viễn, phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá, Kiên Giang); Trần Văn Năng (SN 1983, thường trú ấp Cải Đuốc nhỏ, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang); Cao Văn Hoài (SN 1995, thường trú số 414, Nguyễn Chí Thanh, khu phố 6, phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, Kiên Giang); Võ Ngọc Trăm (vợ Cao Văn Hoài, SN 1996, thường trú ấp Cán Gáo, xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang); Trần Ngọc Thuận (SN 1987, thường trú: tổ 17, ấp Tà Lóc, xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang); Lưu Tấn Đạt (tức Đen, Cậu Hai, SN 1987, thường trú: 418 Trần Khánh Dư, phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang); Phan Văn Tính (tức Tính “Ba Sanh”, SN 1981, thường trú: 334/22 Nguyễn Trung Trực, khu phố 4, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, Kiên Giang); Phương Hữu Nhân (SN 2000, thường trú ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang); Phạm Văn Giàu (SN 1998, thường trú ấp 9, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau); Khưu Thanh Tùng (tức Tùng “Zen”, SN 1993, thường trú số 48, Đặng Dung, phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá, Kiên Giang).

Trần Lĩnh

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文