Vợ cựu Thư ký Thứ trưởng hứa sẽ nộp hết số tiền chồng đã nhận hối lộ

19:05 13/07/2023

Chiều 13/7, có mặt tại phiên tòa, vợ bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) cho biết, gia đình đã nộp 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho bị cáo Kiên và gia đình sẵn sàng khắc phục toàn bộ số tiền mà tòa buộc bị cáo Kiên phải khắc phục.

Trước bục khai báo, trả lời câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa về nguồn tiền nhận hối lộ được sử dụng vào việc gì, bị cáo Kiên khai, thời điểm xảy ra vụ án, bị cáo đã chuyển trả lại tiền cho các doanh nghiệp 12 tỷ đồng.

Số tiền còn lại, bị cáo cho một người chú họ ở tỉnh Thái Bình vay 10 tỷ đồng. Còn lại 20 tỷ đồng, bị cáo dùng để sửa chữa nhà cửa và mua ba mảnh đất, trong đó có một mảnh đất mua chung với bạn ở Khu du lịch Mũi Né (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) và hai mảnh đất mua ở huyện Ba Vì và huyện Hoài Đức (Hà Nội). Hai mảnh đất mua ở Hà Nội, bị cáo không nhờ ai đứng tên.

Theo lời khai của bị cáo Kiên, hai mảnh đất ở huyện Ba Vì và huyện Hoài Đức đã bán vào đầu năm 2022 để lấy tiền khắc phục hậu quả vụ án. Còn mảnh đất ở Khu du kịch Mũi Né chưa thể giao dịch được do bị cáo bị bắt.

Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế.

Trả lời đại diện Viện kiểm sát về cách nhận hối lộ, bị cáo Kiên khai, sau khi thỏa thuận về số tiền cụ thể, bị cáo cung cấp số tài khoản của mẹ vợ bị cáo để các doanh nghiệp chuyển tiền vào đó. Đối với tiền mặt, bị cáo mang về nhà, vợ bị cáo chỉ biết cầm cất đi, không rõ nguồn tiền từ đâu.

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, bị cáo Kiên là Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, có nhiệm vụ tiếp nhận, trình duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các “chuyến bay giải cứu” theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân phải chi tiền từ 50 đến 200 triệu đồng một chuyến bay, hoặc từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng một khách đối với chuyến bay combo, từ 7 đến 15 triệu đồng một khách lẻ.

Tại phần xét hỏi trong vụ  “chuyến bay giải cứu” chiều nay, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) trình bày, số tiền 42 tỷ đồng nhận hối lộ từ các doanh nghiệp, bị cáo mua bất động sản và cho vay. Khi các doanh nghiệp chuyển tiền cho bị cáo đều qua tài khoản của mẹ vợ bị cáo. Tại tòa, nhiều chủ doanh nghiệp khai, bị cáo Kiên gợi ý họ phải chi tiền hối lộ để được cấp phép chuyến bay. Thậm chí có doanh nghiệp khi chưa đưa tiền còn bị Kiên quát tháo.

Tuy nhiên, bị cáo Kiên dù thừa nhận việc nhận tiền, nhưng phủ nhận các lời khai nói trên của doanh nghiệp và cho rằng, khi doanh nghiệp hỏi mức cám ơn thì bị cáo chỉ nói: “Các bộ, ngành như thế nào thì Bộ Y tế cũng như thế”.

Có mặt tại phiên tòa, vợ bị cáo Kiên cho biết, gia đình đã nộp 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho bị cáo Kiên và gia đình cũng sẵn sàng khắc phục toàn bộ số tiền mà tòa buộc bị cáo Kiên phải khắc phục.

Nguyễn Hưng

Nhân dịp tháp tùng chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cộng hòa Pháp từ ngày 4-8/10 và trước đó là tới Cộng hòa Ireland từ ngày 1-3/10, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã có cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ nước sở tại.

Từ ngày 1-5/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước và xây dựng pháp luật về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).

Trong thông điệp đánh dấu một năm kể từ khi xung đột giữa Israel và phong trào Hamas nổ ra tại Dải Gaza, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm giải pháp lâu dài để chấm dứt đau khổ đang nhấn chìm Trung Đông.

“Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp cho thấy sự gắn bó sâu sắc của Việt Nam với cộng đồng Pháp ngữ, đồng thời khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ song phương với Pháp", Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Để hiểu rõ hơn về những nội dung cơ bản và những điểm mới mà dự thảo luật đề cập nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác PCCC và CNCH hiện nay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Hoàng Ngọc Huynh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an.

Tại các địa phương trong cả nước không tồn tại các cơ sở băm gỗ dăm trái phép thì ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, các cơ sở băm gỗ dăm trái phép mọc lên như nấm sau mưa, trong đó Nghệ An chiếm số lượng lớn nhất và “công khai” nhất. Ai đã đứng sau “chống lưng” cho các cơ sở này hay chính quyền và các cơ quan chức năng bất lực?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文