Vụ buôn lậu hơn 6 tấn vàng: hai mẹ con lĩnh 30 năm tù

12:56 19/07/2024

Các bị cáo buôn lậu số lượng vàng hơn 6 tấn, trị giá hơn 8.500 tỷ đồng. Hành vi của các bị cáo gây tác hại đến sự ổn định của hoạt động kinh doanh vàng…

Sau 3 ngày xét xử và nghị án kéo dài, trưa 19/7, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với 24 bị cáo trong vụ buôn lậu hơn 6 tấn vàng (trị giá hơn 8.500 tỷ đồng) từ Campuchia về Việt Nam.

HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Minh Phụng (SN 1981) mức án 18 năm tù; Nguyễn Thị Ngọc Giàu (SN 1980) 18 năm tù; Nguyễn Thị Kim Phượng (SN 1985, em ruột bị cáo Giàu) 15 năm tù. Con trai bị cáo Giàu, bị cáo Trần Thanh Thắng (SN 2002) bị tuyên phạt 12 năm tù.

Các bị cáo khác bị phạt mức án từ 4 năm 6 tháng đến 13 năm tù, tất cả cùng về tội “Buôn lậu”.

Ngoài ra, HĐXX còn tuyên phạt bổ sung các bị cáo từ 20 - 50 triệu đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Minh Phụng (ngoài cùng bên phải) và các nữ bị cáo tại tòa trưa 19/7.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc các bị cáo phải nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính, tịch thu tiền, vàng thu giữ trong quá trình khám xét liên quan đến hành vi phạm tội...

Theo cáo trạng, từ đầu năm 2022, Nguyễn Thị Minh Phụng và Nguyễn Thị Kim Phượng thấy giá vàng trong nước cao hơn Campuchia nên móc nối với Nguyễn Thị Ngọc Giàu (sống gần cửa khẩu Chàng Riệc, Tây Ninh) cùng nhiều người khác để lập hai đường dây vận chuyển về Việt Nam bán kiếm lời. Đường dây của Phụng đã buôn lậu 4.830kg vàng thỏi, trị giá hơn 6.644 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 17,6 tỷ đồng.

Các bi cáo tại tòa ngày 19/7.

Sau khi đưa số vàng lậu này về Việt Nam, Phụng đã bán lại cho Huỳnh Minh Khánh (tiệm vàng Khánh Kim Loan) 560kg, Nguyễn Thị Minh (tiệm vàng Kim Hiền Bình Minh) 268kg, Đặng Thị Thanh Hằng (chủ tiệm vàng Phúc Hằng ở Hà Nội, đối tượng này hiện đang bị truy nã) 294kg và nhiều khách lẻ không xác định được lai lịch. Còn lại 76kg vàng, quá trình khám xét, cơ quan điều tra đã tạm giữ.

Theo sổ sách ghi chép, một số khách hàng mua vàng lậu của Phụng được thể hiện bằng các ký hiệu. Khi xác minh được danh tính, CQĐT xác định những khách hàng này không biết mua phải vàng lậu nên không có căn cứ xử lý hình sự.

Đường dây buôn vàng lậu thứ hai do Nguyễn Thị Kim Phượng (em gái của Giàu) cầm đầu. Bị cáo Phượng đã lôi kéo 5 người tham gia vào đường dây của mình, trong đo có Trần Thanh Thắng (con trai bị cáo Giàu) và anh rể của Phượng, bị cáo Nguyễn Minh Tâm, buôn lậu 1.320kg vàng thỏi từ Campuchia về Việt Nam, trị giá 1.817 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 6,8 tỷ đồng.

Bùi Thanh

Hai bên thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn, hiệu quả hơn, đồng thời, chia sẻ nhiều hơn kinh nghiệm trong cảnh báo, phòng ngừa tình huống khẩn cấp; nâng cao năng lực hợp tác trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).

Cuộc tấn công của Quân đội Ukraine vào khu vực Kursk ở Nga hồi đầu tháng 8 vừa qua đã gây chấn động và thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cả giới chính trị và công chúng quốc tế. Mặc dù, về cơ bản, chiến dịch đã thành công trong ngắn hạn, nhưng nó đã gián tiếp đẩy Kiev vào một tình thế vô cùng nguy hiểm.

Theo dự báo, trong thời gian tới, tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian tới và trên không gian mạng xuất hiện đa dạng, với những phương thức, thủ đoạn đan xen giữa truyền thống với công nghệ, lợi dụng công nghệ để hoạt động phạm tội.

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái đã xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, gây thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Hàng trăm CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Tây Bắc, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã có mặt tại các phường Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Bình Minh (thuộc tỉnh Lào Cai) và thị trấn Thác Bà, thị trấn Đại Minh (thuộc tỉnh Yên Bái) tiếp tục hỗ trợ chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả sau bão, mưa lũ, sạt lở đất. 

Với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an” Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động CBCS phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang và các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ nhân dân tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Tối 10/9, Sở GTVT Hà Nội cho biết, do nước sông dâng cao, để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, đơn vị sẽ tiến hành cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng lưu thông qua cầu Đuống, tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Lực lượng chức năng bắt đầu cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên. Các phương tiện có nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu: Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文