Xác minh vai trò những người giúp bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện các buổi livestream

12:15 26/03/2022

Quá trình điều tra, Công an TP Hồ Chí Minh xác định bị can Nguyễn Phương Hằng quản lý 12 kênh mạng xã hội thường xuyên đưa các thông tin chưa được kiểm chứng và lời lẽ xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân.

Ngày 26/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục lấy lời khai, thu thập chứng cứ thực hiện các bước điều tra đối với bị can Nguyễn Phương Hằng về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự.

Liên quan đến vụ án này đến nay Công an TP Hồ Chí Minh đã có kết quả điều tra bước đầu. Theo đó, Công an TP Hồ Chí Minh xác định, từ tháng 3/2021 cho đến trước khi bị bắt tạm giam, bà Hằng đã thông qua các tài khoản mạng xã hội như: Youtube, Facebook, TikTok để phát ngôn trực tiếp thông qua mạng Internet, đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, bà Hằng liên tục sử dụng nhiều từ ngữ tục tĩu để phát ngôn trên không gian mạng, ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa dân tộc, gây bất bình trong dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream.
Trước các hành vi trên, các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh đã mời bà Hằng lên làm việc, nhắc nhở, khuyến cáo không tiếp tục các hoạt động vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bà Hằng không những không thực hiện mà còn thách thức cơ quan chức năng, coi thường công luận, tiếp tục phát ngôn thiếu căn cứ, nhục mạ các cá nhân.

Bên cạnh đó, bà Hằng còn nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác gây phức tạp về an ninh trật tự, bức xúc dư luận địa phương.

Ngày 8/4/2021, Sở Thông tin - Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã xử phạt hành chính đối với bà Hằng về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của UBND tỉnh Bình Thuận.

Trước lúc bị khởi tố, bắt tạm giam, Công an TP Hồ Chí Minh xác định bà Hằng đã quản lý, sử dụng 12 kênh mạng xã hội để trực tiếp livestream với nội dung xuyên tạc đời tư của nhiều người. Dù nhiều lần được cơ quan chức năng nhắc nhở nhưng bà Hằng vẫn cố ý né tránh không chấp hành mà tiếp tục các hành vi trên.

Cơ quan điều tra khám xét nhà bà Nguyễn Phương Hằng.

Trong thời gian này, Công an TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận được nhiều đơn của cá nhân tố cáo bà Hằng có hành vi vu khống, làm nhục người khác và  lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đe dọa giết người thông qua việc nhiều lần phát ngôn trực tiếp qua mạng Internet.

Quá trình điều tra, xác minh các đơn thư tố cáo của người dân, từ tháng 2/2022 đến nay, Công an TP Hồ Chí Minh đã mời bà Hằng tới làm việc 4 lần vào các ngày 18/2, 7/3, 9/3 và 16/3 để cảnh báo, răn đe và yêu cầu bà chấm dứt các hành vi lợi dụng các quyền tự do để sử dụng mạng xã hội thực hiện hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Tuy nhiên, bà Hằng né tránh không chấp hành. Mặt khác, bà Hằng còn tiếp tục tổ chức nhiều buổi livestream công kích, xúc phạm nhiều cá nhân, tổ chức và tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.

Với các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, ngày 24/3 Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt tạm giam bà Hằng về tội danh trên. Hiện bà Hằng đang được tạm  giam tại Trại tạm giam T30 (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh).

Bà Nguyễn Phương Hằng nghe cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố, lệnh  bắt tạm giam.

Đáng nói, trong những buổi livestream của bà Hằng có sự tham gia, “hỗ trợ” của nhiều cá nhân thậm chí cả một ekip. Trong đó, có nhiều cá nhân xuất hiện cùng bà Hằng thể hiện mình là người am tường pháp luật.

Hiện Cơ quan Công an đang mở rộng điều tra, xác minh làm rõ các hành vi cũng như vai trò những người liên quan, giúp bà Hằng thực hiện các buổi livestream, khách mời có phát ngôn trong các livestream để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Phú Lữ

Kyiv Independent ngày 21/11 (giờ Việt Nam) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng John Healey từ chối xác nhận các báo cáo về việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, nhưng ông John Healey đồng thời nêu rõ các hành động của Ukraine trên chiến trường nói lên tất cả.

Sau khi đạt được thỏa thuận, Vũ cung cấp địa chỉ nhận vợt từ nạn nhân nhưng không gửi lại vợt như đã cam kết. Để tạo lòng tin, Vũ còn tạo các hóa đơn vận chuyển giả nhằm đánh lừa nạn nhân rằng mình đã gửi hàng. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, Vũ nhanh chóng bán lại trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) khác để thu lợi bất chính.

Ông Lê Đình Thuần (SN 1972), Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Minh Rồng và Nguyễn Hữu Giảng (SN 1962), Phó Giám đốc công ty này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam để làm rõ hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Bộ Quốc phòng Syria xác nhận 36 người thiệt mạng và nhiều hạ tầng bị hư hại sau đòn tập kích quy mô lớn nhất nhiều tháng của Israel nhắm vào thành phố cổ Palmyra.

Trong khi nhiều quan chức xác nhận Ukraine lần đầu tấn công vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất, thì Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky bất ngờ đề cập một kịch bản không tươi sáng, vào thời điểm cuộc xung đột giữa hai nước đã chạm mốc 1.000 ngày, và phía Nga cảnh báo chiến sự sẽ còn kéo dài.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực xóa khoản nợ lên đến hơn 9 tỷ USD cho Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết ngày 20/11 (giờ địa phương).

Theo thống kê của Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, trên địa bàn hiện có 286 người chấp hành xong án phạt tù đang sinh sống, làm việc và cư trú tại địa phương, tham gia nhiều ngành nghề khác nhau, như: sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, công nhân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文