Xét xử đại án đăng kiểm: HĐXX thẩm tra lý lịch các bị cáo

14:37 18/07/2024

Ngày 18/7 phiên tòa xét xử “đại án” xảy ra tại Cục Đăng kiểm, các trung tâm đăng kiểm và Chi cục Đăng kiểm TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác đã bắt đầu làm việc. Đây là vụ án có nhiều cái nhất: số bị cáo đông nhất, tội danh nhiều nhất, phiên tòa dự kiến kéo dài nhất (3 tháng), nhiều luật sư tham gia bào chữa nhất...

Phiên tòa được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp (tại trụ sở TAND TP Hồ Chí Minh) và trực tuyến (tại Trại giam Chí Hòa, huyện Củ Chi). An ninh phiên tòa được thắt chặt.

Trong vụ án này, bị cáo Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và 252 bị cáo khác bị xét xử về 11 tội danh, gồm: Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tham ô tài sản.

Sau phần thủ tục, phiên tòa bắt đầu với phần thẩm tra lý lịch các bị cáo.

Các bị cáo tại tòa sáng  ngày 18/7.

Người đầu tiên bước lên bục khai báo lý lịch là bị cáo Đặng Việt Hà (SN 1972,  cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam). Tiếp đến là bị cáo Trần Kỳ Hình (SN 1961, nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, tiền niệm của bị cáo Đặng Việt Hà), Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm), Trần Anh Quân (cựu Quyền trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới - VAR), Đặng Trần Khanh (cựu Phó phòng VAR). Sau các bị cáo đầu vụ, được thẩm tra lý lịch chi tiết, các bị cáo còn lại tự  khai báo theo “câu hỏi mẫu” của HĐXX. Tại phiên tòa hôm nay, có 3/254 bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.

Hình ảnh điểm cầu phòng xử, Hội trường tại Trại giam Chí Hòa, huyện Củ Chi.

Các bị cáo đều làm việc tại các đơn vị có nhiệm vụ đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biến và các phương tiện, thiết bị khác thuộc phạm vi quản lý, tổ chức đánh giá và cấp thông báo cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và thăm dò, khai thác, vận chuyến trên biển; các cơ sở bảo dưỡng, kiểm tra, thử nghiệm phục vụ công tác đăng kiểm theo quy định của pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra;...

Tuy nhiên, các bị cáo nguyên là lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, lãnh đạo các phòng, đến lãnh đạo nhiều trung tâm, chi cục đăng kiểm thống nhất chỉ đạo các đăng kiểm viên cấp dưới, các nhân viên làm việc ở các trung tâm, chi cục đã nhận tiền từ các chủ xe, chủ tàu để bỏ qua lỗi, bỏ qua các điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường... trong đăng kiểm, thẩm định hồ sơ thiết kế. Điều này dẫn đến sai phạm, tiêu cực mang tính hệ thống, trong thời gian dài tại các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, nhiều trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm trên cả nước.

Các luật sư tham dự tại phiên tòa.

Cáo trạng xác định các bị cáo đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, đưa ra chủ trương làm trái quy định và nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn.

Cáo trạng xác định, tính đến thời điểm tháng 2/2023, trên cả nước có 280 Trung tâm Đăng kiểm gồm: 20 Trung tâm khối V trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam; 64 Trung tâm khối S trực thuộc Sở Giao thông Vận tải các tỉnh/thành phố và 196 Trung tâm khối D là khối tư nhân.

Tại TP Hồ Chí Minh có 17 Trung tâm gồm: 5 Trung tâm khối V và 2 Chi nhánh; 3 Trung tâm khối S và 9 Trung tâm khối D. Các Trung tâm Đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh có liên quan đến vụ án gồm: 50-03V, Chi nhánh, 50-05V, 50-05V; Chi nhánh, 50-06V, 50-07V, 50-08D, 50-10D, 50-13D, 50-14D, 50-15D, 50-17D, 50-19D.

Chiều nay HĐXX tiếp tục thẩm vấn lý lịch các bị cáo, bị hại và các đơn vị liên quan.

Bùi Thanh - Minh Đức

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文