Xét xử đường dây mua bán trái phép hóa đơn GTGT trị giá gần 14.000 tỷ đồng

08:43 10/12/2024

Các đối tượng đã thành lập 165 công ty "ma" để mua bán trái phép hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) với tổng giá trị gần 14.000 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 100 tỷ đồng.

Sáng 10/12, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm 55 bị cáo trong vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”. Trong đó bị cáo Bùi Văn Bảo (cựu Giám đốc Công ty CP Tư vấn thuế Ánh Dương) được xác định là người cầm đầu, chủ mưu thực hiện hành vi trên.

Thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự - TAND TP Hồ Chí Minh) làm chủ tọa phiên tòa.

Đại diện VKSND TP Hồ Chí minh gồm bà Nguyễn Thị Châm; ông Nguyễn Hồng Hiệp, bà Nguyễn Thị Lan Hương và bà Nguyễn Thị Thuỳ Trang.

Xét xử đường dây mua bán trái phép hóa đơn Giá trị gia tăng trị giá gần 14.000 tỷ đồng -0
Các bị cáo tại tòa sáng 10/12.

Có hơn 35 luật sư tham gia bào chữa; 52 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người của Cục thuế TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và các Chi cục thuế Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Khu vực quận 12 - huyện Hóc Môn, Khu vực quận 7 - Nhà Bè.

Theo cáo trạng, từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2022, Bùi Văn Bảo và đồng phạm đã dùng 35 công ty "ma" xuất bán trái phép hơn 25.250 hóa đơn khống cho các doanh nghiệp và cá nhân trung gian với tổng giá trị hơn 1.433 tỷ đồng, thu lợi hơn 18,8 tỷ.

Cụ thể, Bùi Văn Bảo đã chỉ đạo Đào Minh Thọ cùng 10 nhân viên khác thực hiện 778 giao dịch rút tiền mặt (hơn 625 tỷ đồng), tạo dòng tiền từ các doanh nghiệp mua hóa đơn sang công ty "ma" để hợp thức hóa cho việc thanh toán hóa đơn GTGT khống cho doanh nghiệp của Bảo. Thọ được Bảo trả công hơn 1,5 tỷ đồng.

Sau đó, Đào Minh Thọ mua lại 8 doanh nghiệp "ma" của Bùi Văn Bảo để mở đường dây mua bán hóa đơn trái phép riêng. Cơ quan CSĐT xác định, trong 21 người làm trung gian mua bán hóa đơn khống của Bảo bán lại cho nhiều doanh nghiệp có Trần Văn Thịnh.

Từ năm 2018 đến 2020, Trần Văn Thịnh đã mua 2.786 hóa đơn GTGT có giá trị hơn 177 tỷ đồng thuộc 19 doanh nghiệp "ma" của Bùi Văn Bảo rồi đem bán lại cho nhiều người khác, hưởng lợi 1 tỷ đồng.

Từ năm 2020 đến 2023, Thịnh tách ra mở đường dây riêng với quy mô lớn hơn. Tổng cộng, Thịnh thành lập 47 công ty "ma" bán trái phép hơn 29.700 hóa đơn khống với giá trị hơn 8.000 tỷ đồng, hưởng lợi gần 70 tỷ đồng.

Trong số các bị cáo, Bùi Thanh Bình cũng là một trong những người trung gian mua hóa đơn khống của Bảo và Thịnh để bán lại. Bình lập đường dây riêng để bán trái phép 15.750 hóa đơn với giá trị hơn 1.952 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 13,6 tỷ.

Để che giấu hành vi phạm tội, Bùi Văn Bảo đã móc nối, thỏa thuận đưa hối lộ cho Lê Thành Nhân (cựu công chức Đội quản lý thuế liên phường Chi cục thuế quận 12 - huyện Hóc Môn). Lê Thành Nhân có nhiệm vụ tra cứu thông tin tình trạng nộp, khai báo thuế của các công ty "ma" do Bảo thành lập, nhắc nhở đóng thuế đầy đủ; hướng dẫn, cung cấp địa chỉ để thay đổi đăng ký hoạt động của công ty khi có doanh thu cao bất thường. Việc này là để tránh sự chú ý, tránh bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện.

Từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2021, Bảo đã nhiều lần trực tiếp hoặc thông qua nhân viên chuyển cho Nhân 1,25 tỷ đồng. Tương tự, Trần Văn Thịnh, thông qua Bùi Thanh Bình, đưa tổng cộng 14,4 tỷ đồng hối lộ cho 4 công chức ngành thuế để được "bảo kê".

Trong đó, Bình đưa cho Nguyễn Anh Tuấn 12,7 tỷ đồng và Trần Quốc Duy 662 triệu đồng; Vương Quốc Hùng 300 triệu đồng; Lê Thành Nhân 100 triệu đồng.

Để bao che cho các doanh nghiệp "ma" của Thịnh hoạt động, Trần Quốc Duy đã nhiều lần đưa quà, tiền  cho Bùi Thanh Liêm để được người này hỗ trợ cung cấp thông tin. Khi các công ty của Thịnh bị phát hiện, Liêm sẽ chuyển thông tin cho Duy để báo cho Thịnh tìm cách đối phó.

Tổng cộng nhóm người Bùi Văn Bảo, Trần Văn Thịnh… đã thành lập, điều hành 165 công ty "ma" để mua bán trái phép hóa đơn GTGT với tổng giá trị gần 14.000 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 100 tỷ đồng.

Các bị cáo được dẫn giải vào phòng xử.

Bị đưa ra xét xử trong vụ án này có 5 bị cáo nguyên là công chức ngành thuế.

Trong đó các bị cáo Lê Thành Nhân (cựu công chức Đội quản lý thuế liên phường Chi cục thuế quận 12 - huyện Hóc Môn); bị cáo Trần Quốc Duy (cựu công chức Chi cục Thuế Khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè); bị cáo Vương Quốc Hùng (cựu Đội Phó kiểm tra nội bộ Chi cục thuế TP Thủ Dầu Một) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu công chức Chi cục Thuế Khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè) bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất, tuy nhiên cán bộ thuế này đã chết nên Bộ Công an không điều tra, xử lý.

Riêng bị cáo Bùi Thanh Liêm (nguyên Đội Phó kiểm tra thuế số 3, Chi cục Thuế Khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngoài ra, vụ án này có nhiều bị cáo là người nước ngoài. Trong đó, bị cáo Bùi Văn Bảo, bị xác định có vai trò cầm đầu; bị cáo Trần Văn Thịnh, cùng 49 người khác bị truy tố về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”; “Đưa và Môi giới hối lộ” và “Trốn thuế”.

Vụ án này còn có một pháp nhân - Công ty TNHH Tân Minh Thịnh Việt Nam, bị truy tố về tội “Trốn thuế”.

Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 10/12 – 20/12.

Bùi Thanh

Chiều 11/7, hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, truyền hình nhằm tăng cường công tác phối hợp thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và đối ngoại.  

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài, sáng 11/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội ra phán quyết đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu cùng 39 bị cáo khác.

Vụ việc xảy ra ở một lớp mầm non trên địa bàn phường Bồ Đề (Hà Nội) khi mẹ bé gái phát hiện trên người con có nhiều vết bầm tím sau khi đi học về, đã gọi điện đến Tổng đài 111 - Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông, Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế để trợ giúp bảo vệ quyền lợi của trẻ em. 

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh công bố đường dây nóng tố cáo hành vi “vẽ bệnh moi tiền”, thái độ của nhân viên y tế… Người dân có thể phản ánh chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, hành vi sai phạm hoặc tra cứu các thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế qua các đường dây nóng của Sở.

Tối 10/7, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), trong đó tập trung kiểm soát camera giám sát hành trình, test nồng độ cồn và chất ma túy đối với các tài xế điều khiển ô tô kinh doanh vận tải như: xe khách giường nằm, ô tô tải, xe đầu kéo...

6 nhân viên mật vụ Mỹ đã bị xử lý kỷ luật sau những sai sót trong vụ ám sát hụt ông Donald Trump vào tháng 7 năm ngoái tại Pennsylvania. Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết, các hình thức kỷ luật bao gồm đình chỉ công tác từ 10 đến 42 ngày và điều chuyển sang các vị trí không còn liên quan đến hoạt động bảo vệ.

Thông tin về tình hình quy hoạch dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào ngày 9/7 vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, phạm vi triển khai của dự án trên địa bàn thành phố khoảng 110ha, gồm phần tuyến dài gần 13,5km với diện tích 32,2ha; Ga Thủ Thiêm khoảng 17,3ha; Depot Long Trường khoảng 60,5ha…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.