Xét xử nguyên Giám đốc Công ty thẩm định giá Tây Nam

16:48 06/06/2023

Ngày 6/6, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Phạm Huy Hoàng (SN 1977, ngụ TP Vĩnh Long, nguyên Giám đốc Công ty thẩm định giá Tây Nam), Lâm Quế Mẫn (SN 1967, ngụ TP Hồ Chí Minh), Lê Nguyễn Trần Huấn (SN 1969, ngụ TP Cần Thơ) cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Bị cáo Lê Minh Truyền (SN 1986, ngụ TP Vĩnh Long) bị truy tố về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Lê Thành Quân (SN 1982, ngụ tỉnh Tiền Giang) và Trần Trọng Nhân (SN 1987, ngụ TP.HCM) về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Phiên tòa dự kiến xét xử trong 3 ngày, từ ngày 6 - 8/6.

Bị cáo Nguyễn Phạm Huy Hoàng, nguyên Giám đốc Công ty thẩm định giá Tây Nam.

Theo cáo trạng, năm 2015, thông qua hoạt động kinh doanh, Mẫn quen biết với Huấn và Hoàng. Quá trình thỏa thuận làm ăn, Huấn hứa sẽ chia cổ phần cho Hoàng và Mẫn, mỗi người 32%, dù cả 2 không bỏ tiền góp vốn.

Để nhận phần hoa hồng trên, Hoàng thông qua quan hệ lo các thủ tục tham gia đấu giá để mua dự án Nhà máy Phương Thảo. Mẫn tìm kiếm đối tác để kêu gọi góp vốn đầu tư và tìm đối tác chuyển nhượng lại cổ phần Công ty Phương Thảo khi mua được Nhà máy Phương Thảo.

Trong khoảng thời gian này, Hoàng được bổ nhiệm có thời hạn giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Me Kong 68.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Trong quá trình đấu giá, công ty không có chức năng xử lý rác thải. Huấn, Mẫn và Hoàng đã thành lập Công ty Môi trường xanh Me kong. Công ty này không có vốn, không có hoạt động kinh doanh, mục đích chủ yếu là để tham gia đấu giá mua Nhà máy Phương Thảo.

Trong khoảng thời gian này, Quân, Nhân và Truyền đã hỗ trợ Huấn, Mẫn và Hoàng làm chứng thư bảo lãnh. Ngày 4/1/2019, Truyền đại diện công ty tham gia và trúng đấu giá mua dự án Nhà máy Phương Thảo với giá hơn 152 tỷ đồng.

Do không có tiền cọc cho ngân hàng, Huấn, Hoàng, Mẫn bàn bạc bán phế liệu của nhà máy với số tiền gần 8 tỷ đồng. Sau đó, Huấn đã ký kết các hợp đồng bán phế liệu và chiếm đoạt số tiền 9 tỷ đồng.

Hoàng Thân

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文