Xét xử phúc thẩm đối tượng đâm Phó trưởng Công an phường tử vong

14:20 25/09/2024

Sau phiên tòa sơ thẩm, người thân Trung tá Trần Duy Hùng có đơn kháng cáo xin tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Tấn Sang, vì cho rằng hình phạt của bị cáo còn nhẹ, chưa tương xứng với hành vi của bị cáo gây ra...

Ngày 25/9, tại trụ sở TAND tỉnh Thừa Thiên Huế, TAND cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Giết người” đối với bị cáo Nguyễn Tấn Sang (SN 1999, trú tại phường Thủy Vân, TP Huế), đối tượng đâm chết Phó trưởng Công an phường Thủy Vân (TP Huế, Thừa Thiên Huế).

Thời điểm gây án, bị cáo Nguyễn Tấn Sang được xác định bị loạn thần do sử dụng nhiều loại ma túy.

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 17h40 ngày 12/1/2024, Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân đang trong ca trực chỉ huy tại đơn vị thì nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân về việc Sang đang có hành vi chặn các phương tiện tham gia giao thông trên đoạn đường Lê Đức Anh thuộc tổ dân phố Xuân Hòa, phường Thủy Vân.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Trung tá Trần Duy Hùng cùng 4 đồng chí là Công an phường, bảo vệ dân phố đến ngay hiện trường vụ việc. Lúc này, Tổ công tác gặp Sang và ra sức vận động, thuyết phục, yêu cầu Sang dừng hành động quấy rối, trở vào nhà ở gần đó.

TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Tấn Sang về tội "Giết người".

Tuy nhiên Sang đã tỏ thái độ bất hợp tác, chống đối với những người làm nhiệm vụ. Trong khi đó, vào thời điểm này là giờ tan tầm, người và phương tiện qua lại trên đoạn đường Lê Đức Anh rất đông nên Tổ công tác đã quyết định vừa vận động, vừa tìm biện pháp trấn áp để đưa Sang rời khỏi đoạn đường trên trở vào nhà.

Lúc này, đối tượng Nguyễn Tấn Sang cho rằng Công an có thái độ uy hiếp mình nên chửi bới và chạy vào nhà gần đó lấy một cây dao rồi lao ra tấn công Tổ công tác. Thấy Sang cầm dao hung hãn, rượt đuổi gây nguy hiểm cho mọi người và người dân xung quanh nên Trung tá Trần Duy Hùng (thời điểm này không sử dụng công cụ hỗ trợ) cùng Tổ công tác tiếp cận, tìm cách khống chế.

Thời điểm cơ quan Công an đọc lệnh bắt tạm giam Nguyễn Tấn Sang.

Trong quá trình khống chế đối tượng, Trung tá Trần Duy Hùng không may bị trượt ngã. Đối tượng Sang thấy vậy liền lao tới dùng dao đâm 5 nhát vào vùng hiểm trên người anh. Dù được đồng đội, người thân và nhân dân đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã hy sinh...

Theo cáo trạng, tại thời điểm gây án, Sang được xác định bị loạn thần do sử dụng nhiều loại ma túy, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Tại phiên sơ thẩm ngày 10/7, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tấn Sang 20 năm tù và buộc bị cáo còn phải bồi thường cho gia đình Trung tá Trần Duy Hùng tiền mai táng phí, tiền tổn thất tinh thần và cấp dưỡng con của Trung tá Hùng mỗi tháng 2 triệu đồng đến năm 18 tuổi.

Sau phiên tòa sơ thẩm, người thân Trung tá Trần Duy Hùng có đơn kháng cáo xin tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Tấn Sang, vì cho rằng hình phạt của bị cáo còn nhẹ, chưa tương xứng với hành vi của bị cáo gây ra.

Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi nghe những phân tích thấu tình đạt lý, tính nhân văn của pháp luật về mức hình phạt đối với bị cáo Sang của HĐXX, cùng với lời xin lỗi của mẹ bị cáo, gia đình Trung tá Trần Duy Hùng đã quyết định rút đơn kháng cáo của mình. Vì vậy, HĐXX đã đình chỉ xét xử vụ án.

Hải Lan

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文