Xét xử vụ giả mạo trong công tác ở Trường Đại học Đông Đô

09:00 26/11/2021

Sáng nay (26/11), TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 10 bị cáo ở Trường Đại học Đông Đô bị truy tố về tội giả mạo trong công tác, theo quy định tại Điều 359 BLHS. Phiên tòa diễn ra trong hai ngày do Thẩm phán Phạm Năng Thành làm chủ tọa phiên toà.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Dương Văn Hòa (cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô); Trần Kim Oanh (cựu Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô); Lê Ngọc Hà (cựu Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện 4.0, Trưởng ban In bằng Trường Đại học Đông Đô); Trần Ngọc Quang (cựu Phó trưởng Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên Trường Đại học Đông Đô); Nguyễn Thị Huệ (cựu Trưởng phòng Tài vụ Trường Đại học Đông Đô); Phạm Vân Thùy (cựu nhân viên Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô); Nguyễn Thị Ngọc Thái (cựu nhân viên Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô); Lê Thị Thanh Tâm (cựu nhân viên Viện 4.0 Trường Đại học Đông Đô); Lê Thị Lương (cựu nhân viên Viện 4.0 Trường Đại học Đông Đô) và Ngô Quang Hiển (cựu nhân viên Viện Đào tạo liên tục Trường đại học Đông Đô).

Xét xử vụ giả mạo trong công tác ở Trường Đại học Đông Đô -0
Một số bị cáo trong vụ án.

Theo cáo trạng, từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, Trần Khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô đang bỏ trốn) và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp, thu lợi bất chính số tiền hơn 7,1 tỷ đồng. Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã làm rõ được 210 trường hợp để kiến nghị xử lý theo quy định, còn 221 trường hợp được cấp văn bằng giả đã xác định được họ tên, tuổi người được cấp bằng nhưng không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.

Trong vụ án này, Trần Khắc Hùng là người có vai trò chủ mưu, khởi xướng, tổ chức và chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, do Trần Khắc Hùng đã bỏ trốn nên Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi nào bắt được xử lý sau. Người được xác định đồng phạm, giúp sức tích cực thực hiện hành vi phạm tội với Trần Khắc Hùng là cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa. Bị cáo Hoà biết rõ việc làm và cấp văn bằng 2 tiếng Anh không qua tuyển sinh, đào tạo là vi phạm pháp luật nhưng vẫn ký 429 bằng giả.

Cơ quan điều tra đã làm rõ 208 trường hợp được cấp văn bằng giả, xác định được họ tên, tuổi, nơi cư trú, chức vụ, đơn vị công tác. Còn lại 221 trường hợp được cấp văn bằng giả đã xác định được họ tên, tuổi, người được cấp bằng nhưng không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.

Ngoài ra, bị cáo Hòa còn ký các văn bản quyết định về việc công nhận tốt nghiệp đại học hệ văn bằng 2 chính quy đợt 1, năm 2018 ngày 25/5/2018; quyết định về việc công nhận tốt nghiệp hệ đại học, hệ văn bằng 2 chính quy đợt 1, năm 2018 bổ sung số 315 ngày 2/8/2018; quyết định về việc công nhận tốt nghiệp đại học hệ văn bằng 2 chính quy đợt 1, năm 2018 bổ sung số 514 ngày 2/10/2018; quyết định về việc công nhận tốt nghiệp hệ đại học văn bằng 2 chính quy đợt 2 năm 2018 số 633, ngày 5/12/2018. Bị cáo Hoà còn giới thiệu hai trường hợp là Trần Thị Quỳnh và Hoàng Hạnh Phương để Trường đại học Đông Đô làm thủ tục cấp bằng giả.

Nguyễn Hưng

Chiều 7/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ hình sự đối với nam thanh niên hành hung điều dưỡng viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.

Để đảm bảo an toàn cho các bay đi, đến và bay qua lãnh thổ Ấn Độ và Pakistan, Cục Hàng không Việt Nam vừa đề nghị các Hãng hàng không Việt Nam thường xuyên theo dõi diễn biến xung đột vũ trang giữa Ấn Độ và Pakistan để chủ động đánh giá ảnh hưởng tới các đường bay đi, đến và bay qua lãnh thổ Ấn Độ và Pakistan.

Ngày 8/5, UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa có công văn gửi Sở Tài chính; UBND các huyện Đông Hải, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi; thị xã Giá Rai và TP Bạc Liêu yêu cầu tổng hợp, cung cấp đầy đủ toàn bộ hồ sơ dự án liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị từ năm 2019 đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh để chuyển đến Cơ quan ANĐT Bộ Công an. 

Các đối tượng tạo fanpage, nhóm trên mạng xã hội facebook với tên gọi liên quan đến khoá học trải nghiệm trong Công an, Quân đội, như: “Trải nghiệm Học kỳ Quân Đội” “Trại hè Quân đội 2025”, “Trại hè Quân đội chính quy 2025”, “Học làm chiến sĩ Công an”, “Học kỳ Công an”;  đồng thời, viết bài quảng báo, dùng hình ảnh, video do các đơn vị Công an, Quân đội đã từng tổ chức trước đây đăng tải lên fanpage, nhóm facebook để tăng độ tin cậy với "con mồi"...

Chỉ với vài cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được hàng loạt sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm, sữa, đồ uống... với giá “rẻ không tưởng” trên mạng xã hội. Nhưng phía sau những con số hấp dẫn ấy là nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng khi trào lưu buôn bán hàng “cận date” (gần hết hạn sử dụng) đang tràn lan, khó kiểm soát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.