Xét xử vụ phá rừng tại Phú Yên: 5 án tù giam và 5 án treo

17:42 11/09/2023

Sau một ngày xét xử hình sự sơ thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, chiều nay 11/9, HĐXX TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án vụ phá rừng đầu nguồn sông Trà Bương thuộc địa phận thôn Tân Thành, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa.

Đây là một trong 3 vụ phá rừng ở phía Tây Phú Yên đã được Báo CAND cùng một số cơ quan báo chí phát hiện và phản ánh trong năm 2021.

Tám bị cáo trong nhóm tội “Hủy hoại rừng” là Phạm Văn Anh (SN 1980), Phạm Văn Thành (SN 1987), Lê Ngọc Hòa (SN 1982),  Ngô Hoàng Hải (SN 1988), Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1978, cùng trú ở thôn Tân Hội, xã Sơn Hội); Lê Mo Y Hùng (SN 1991), Lê Thanh Hóc (SN 1969), Lê Y Hải (SN 1991, cùng trú ở thôn Tân Thành, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa).

Hai bị cáo trong nhóm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là Ngô Huỳnh Lý (SN 1980), nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Sơn Hòa và Nguyễn Canh Tuất (SN 1971), nguyên nhân viên Trạm Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Sơn Hội.

10 bị cáo nghe Hội đồng xét xử TAND tỉnh Phú Yên tuyên án chiều 11/9. Ảnh: Hữu Toàn.

Theo hồ sơ vụ án, do muốn chiếm dụng trái phép đất rừng mà Nhà nước quản lý để trồng keo và hoa màu nên từ tháng 2 đến 9/2021, hai anh em ruột Phạm Văn Anh, Phạm Văn Thành cùng 6 đồng phạm trong nhóm bị cáo nêu trên đã thuê nhiều nhóm nhân công sử dụng công cụ cầm tay là máy cưa, máy cắt cỏ, rìu, rựa… đi vào các khu rừng tự nhiên Dốc Cốc, Suối Bà, Suối Dĩ, Cheo Reo ở vùng đầu nguồn sông Trà Bương, ngang nhiên đốn hạ, phát dọn trắng cây rừng tại 17 vạt rừng thuộc các khoảnh 4,6,7,8 trong tiểu khu 162 ở xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa.

Quang cảnh phiên tòa. Ảnh: Hữu Toàn.

Địa phận này thuộc lâm phần của BQL RPH huyện Sơn Hòa giao cho Trạm QLBVR Sơn Hội đảm nhiệm quản lý, bảo vệ. Kết luận giám định tư pháp của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên cho biết, tổng diện tích rừng đã bị hủy hoại 45.271m2, trong đó có 30.201m2 rừng phòng hộ, 13.000m2 rừng sản xuất và 2.070m2 đất rừng có cây tái sinh. Hội đồng định giá tỉnh Phú Yên kết luận, tổng giá trị thiệt hại từ hành vi hủy hoại rừng do Pham Văn Anh cùng các đồng phạm gây ra hơn 746 triệu đồng.

Vụ phá rừng nêu trên phát lộ sau khi nhiều cơ quan báo chí vào cuộc phanh phui, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên tiến hành truy xét hành tung thủ phạm, thu thập nhiều chứng cứ tài liệu có liên quan, đồng thời trưng cầu giám định tư pháp, xác định hậu quả thiệt hại về lâm sản và môi trường.

Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên cũng đã làm rõ mức độ hành vi phạm tội và hậu quả thiệt hại của từng đối tượng để có căn cứ xử lý hình sự đảm bảo khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Theo đó, ngoài 8 lâm tặc đã phải vào vòng tố tụng hình sự về tội danh “Hủy hoại rừng”, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên phát hiện dấu hiệu tội phạm liên quan đến các ông Ngô Huỳnh Lý, Phó Giám đốc BQLRPH) huyện Sơn Hòa; Nguyễn Canh Tuất, nhân viên Trạm QLBVR Sơn Hội nên hai viên chức này đã bị truy tố và xét xử về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính 8 viên chức của BQLRQH huyện Sơn Hòa do có vi phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện trường những vạt rừng bị đốn hạ, phát dọn trắng khi bị phát hiện. Ảnh: Hữu Toàn.

Sau khi xem xét hành vi phạm tội, hậu quả thiệt hại, nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ của từng bị cáo, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Thành 5 năm tù về tội “Hủy hoại rừng”.

Cùng tội danh này, các bị cáo Lê Ngọc Hòa 3 năm 6 tháng tù; Phạm Văn Anh 1 năm 6 tháng tù; Ngô Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Dũng – mỗi bị cáo 1 năm tù giam. 3 bị cáo Lê Mo Y Hùng, Lê Thanh Hóc, Lê Y Hải cùng lãnh mức án 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, Ngô Huỳnh Lý và Nguyễn Canh Tuất bị xử phạt mỗi bị cáo 1 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.

Ngoài hình phạt tù, án sơ thẩm cũng đã tuyên xử buộc các bị cáo Phạm Văn Thành, Phạm Văn Anh, Ngô Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Dũng tiếp tục bồi thường khoản tiền còn trong tổng giá trị thiệt hại về lâm sản và môi trường rừng.

Hữu Toàn

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

Ngày 15/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, tạm giữ 8 đối tượng, trong đó đối tượng Trần Đức Mạnh (SN 2005), Mai Thành Dũng (SN 2004), cùng trú tại Phú Thượng (Tây Hồ) về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.

Theo Cục Bảo vệ môi trường Bắc Kinh, hơn 10 năm trước, Bắc Kinh là một trong những thành phố “ô nhiễm nhất thế giới”. Để xóa bỏ ngôi vị này, từ 2013-2017, Bắc Kinh đã chi khoảng 161,5 tỷ USD để cải tạo môi trường - một con số không tưởng, bằng GDP hằng năm của những quốc gia trung bình. Nhờ vậy, bầu trời Bắc Kinh đã xanh trong trở lại, các chỉ số an toàn môi trường được bảo đảm. Không chỉ “hồi sinh” thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc còn thực hiện được nhiều dự án... không tưởng.

Trong đêm diễn gần đây, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, vốn được fan cuồng gọi là “ông hoàng”, xuất hiện với bộ quân phục pha trộn kiểu “đông tây y kết hợp cúng bái” khiến dư luận bất bình. Bộ quân phục này có phảng phất kiểu sĩ quan SS với mớ huân chương, huy hiệu tả pí lù; thậm chí có vật thể giống “Biệt công bội tinh” thời chế độ Sài Gòn. Sau khi nhận phản hồi từ người xem, Đàm Vĩnh Hưng trần tình rằng mình không có ý gì, và hứa sẽ không dùng trong buổi diễn tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn mong muốn, tân Hiệu trưởng Trường ĐHSPHN sẽ vượt qua được khó khăn thử thách, tận dụng được nhiều điều kiện thuận lợi từ công cuộc đổi mới giáo dục và nhu cầu học tập rất lớn của người Việt Nam hiện nay, từ nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để đưa Trường ĐHSPHN phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文