Australia gồng mình trong thảm họa cháy rừng

08:45 07/01/2020
Trong khi phần lớn thế giới đón chào những ngày đầu năm mới 2020 trong không khí lạnh giá thì Australia lại đang trông giống một “thảm lửa” khi bị hàng trăm đám cháy rừng quy mô lớn bủa vây, gây thiệt hại nặng về người, tài sản và kéo theo những nguy cơ nghiêm trọng đối với hệ sinh thái.

Cuối tuần vừa qua được xem là những ngày tồi tệ nhất tính từ thời điểm cuộc khủng hoảng cháy rừng bắt đầu ở Australia vào tháng 9 năm ngoái. Nhiệt độ cao kỷ lục cùng thời tiết khô hạn nghiêm trọng kéo dài do biến đổi khí hậu đã tạo ra hàng chục đám cháy quy mô lớn trông như những “biển lửa” nhấn chìm Australia, khiến quang cảnh nhiều nơi trông không khác gì “ngày tận thế”, Reuters ngày 6-1 đưa tin. 

Theo thông báo của giới chức y tế Australia, ít nhất 25 người đã thiệt mạng, hai người mất tích, hàng trăm người khác bị bỏng, hơn 1.000 ngôi nhà và 9 triệu ha rừng cây đã bị phá hủy vì cháy rừng. Lửa và khói bụi từ các đám cháy cũng khiến chất lượng không khí ở thủ đô Canberra cùng nhiều thành phố khác của Australia xấu đi nhanh chóng, buộc nhiều cơ quan công quyền và trường học phải đóng cửa, máy bay phải hoãn hoặc hủy chuyến. 

Tràn ngập trên truyền thông Australia những ngày qua là hình ảnh các dòng người, xe “chôn chân” hàng tiếng đồng hồ để chờ đổ xăng nhằm chạy thoát khỏi vùng cháy càng xa càng tốt, trong khi nhiều tuyến đường vẫn buộc phải đóng do nguy cơ lửa bất ngờ ập tới hoặc các mối nguy khác như cây đổ, nhà đổ.

Tin từ ABCNews cho biết, khu vực bờ Đông Australia, từ thành phố Sydney tới Melbourne, đã đón những trận mưa nhỏ và nhiệt độ tại một số điểm đã giảm xuống trong ngày 5-1 và 6-1, làm dịu đi sự nóng lực. Tuy nhiên, nhà chức trách cảnh báo các đám cháy lớn khả năng cao sẽ bùng phát trở lại và hối thúc người dân không được mất cảnh giác. 

“Giờ chưa phải là lúc vui mừng”, Thủ hiến bang New South Wales, Gladys Berejiklian, sáng 6-1 phát đi thông điệp. Trong khi đó, Shane Fitzsimmons, chỉ huy Sở Cứu hỏa bang New South Wales lưu ý, mưa và nhiệt độ giảm “sẽ là một dạng tia hi vọng, là liều thuốc tinh thần cho nhiều người, nhưng chắc chắn không phải thứ chúng ta cần để đưa các đám cháy vào tầm kiểm soát, hay dập tắt được chúng”.

Hiện có hàng ngàn lính cứu hỏa, binh sĩ quân đội cùng phương tiện mặt đất và máy bay đang tiếp tục làm việc ngày đêm với hi vọng cháy rừng không lan rộng. 

Từ quốc tế, các đồng minh thân cận nhất của Australia là Mỹ và Canada đã cử hàng chục chuyên gia và lính cứu hỏa tới hỗ trợ các lực lượng địa phương. Các nước láng giềng của Australia, bao gồm New Zealand, Vanuatu và Papua New Guinea, đề xuất sẵn sàng hỗ trợ nước này dập tắt các đám cháy rừng lớn ở các bang New South Wales và Victoria. 

Thủ tướng Papua New Guinea James Marape thông báo 1.000 binh sĩ và lính cứu hỏa Papua New Guinea sẽ lên đường ngay khi Thủ tướng Scott Morrison yêu cầu. Canberra hiện chưa phản hồi những đề nghị trên.

Một máy bay chữa cháy cỡ lớn trông thật nhỏ bé khi bay qua một đám cháy rừng ở Australia. Ảnh: ABCNews.

Trong thông điệp phát đi ngày 6-1, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố chính phủ của ông sẽ tiếp tục chi mạnh tay cho công tác cứu hộ và chữa cháy rừng. 

Ông Morrison đồng thời thông báo kế hoạch thành lập cơ quan phục hồi sau thảm họa nhằm hỗ trợ những người bị mất nhà cửa và cơ sở làm ăn trong đám cháy, với ngân sách khoảng 1,4 tỷ USD, được cấp trong vòng 2 năm. 

Trước những chỉ trích nhằm vào mình về cách ông phản ứng với thảm họa cháy rừng, bao gồm việc ông có kỳ nghỉ ở Hawaii hồi cuối năm 2019 trong lúc Australia đang vật lộn với trận cháy, ông Morrison đề nghị người dân bình tĩnh và cần sẵn sàng cho việc cháy rừng có thể kéo dài thêm nhiều tháng nữa.

Theo dự báo từ các nhà sinh vật học thuộc Đại học Sydney, ngoài thiệt hại cho con người, cháy rừng nhiều ngày cũng để lại những hậu quả khốc liệt cho hệ sinh thái. Ước tính có đến 480 triệu cá thể động vật hoang dã, từ các loại có vú, chim cho tới bò sát, đã chết trong thảm họa cháy rừng ở bang Queensland, New South Wales và Victoria. 

Các chuyên gia lo ngại số động vật bị chết trên thực tế cao hơn và có thể làm sụt giảm tới mức khó hồi phục số lượng những loài động vật chỉ tồn tại ở duy nhất Australia hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn loài gấu túi. 

Trong bài đăng khiến hàng ngàn người “sửng sốt” trên mạng xã hội, nhà quay phim Matt Roberts của ABC News đã công bố đoạn video anh quay ở bang New South Wales hôm 5-1, trong đó là hình ảnh xác hàng trăm con gấu koala, kangaroo và cừu nằm la liệt bên đường. Chúng bỏ mạng vì thất bại trong nỗ lực thoát thân khỏi những đám cháy hung dữ. 

“Xin lỗi vì chia sẻ những hình ảnh đau lòng này gần Batlow, New South Wales. Đây là điều tồi tệ nhất tôi từng thấy, nhưng tôi phải kể lại câu chuyện này”, Roberts viết.

Ngoài những nỗ lực tới từ Chính phủ Australia và các nước, để chung tay với người dân Australia vượt qua cháy rừng, nhiều diễn viên, ngôi sao nổi tiếng và Hoàng gia Anh đã tham gia chiến dịch quyên góp, hỗ trợ cho các nạn nhân với số tiền được cho là có thể lên đến hàng chục triệu USD. 

Cùng với đó, bằng thông điệp “Pray for Australia” (Cầu nguyện cho Australia), nhiều họa sĩ khắp thế giới đã vẽ lại các bức tranh khắc họa nỗi đau mà người dân và các loài động vật ở Australia đang phải trải qua, dóng lên hồi chuông cảnh báo với nhân loại nói chung về những hậu quả không thể đo đếm của tình trạng biến đổi khí hậu.

Thiện Nhân

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文