Ba bước đi cho thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai

08:27 11/02/2019
Còn không đầy ba tuần nữa, theo dự kiến, sẽ diễn ra cuộc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế cũng như hai “người trong cuộc” đang rất kỳ vọng vào cuộc gặp “lịch sử” diễn ra trong hai ngày 27 và 28-2 này.

Việc các bên lựa chọn Việt Nam là nơi diễn ra cuộc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên được giới truyền thông quốc tế thời gian qua đánh giá rất cao, cho rằng đây là địa điểm lý tưởng, phù hợp nhất. 

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino khẳng định, “lựa chọn Việt Nam tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 đang cho thấy nhiều triển vọng và thịnh vượng” cho mối quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng. 

Ông Robert Palladino đã đem mối quan hệ của Việt Nam – Mỹ từ trong quá khứ đến hiện tại, vượt qua mọi sự “chia rẽ và xung đột” để làm “hình mẫu” cho mối quan hệ Mỹ - Triều trong tương lai. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ kỳ vọng thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra tốt đẹp, với những tiến bộ, cam kết cụ thể được các bên đưa ra.

Giới phân tích chính trị đã đưa ra ba bước đi nhằm giảm thiểu nguy cơ thất bại và tăng cường cơ hội thành công cho hội nghị lần này mà chính quyền Tổng thống Donald Trump nên xem xét. 

Thứ nhất là gắn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều với một tiến trình cụ thể. Một trong những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất suốt thời gian qua kể từ khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều lần thứ nhất tại Singapore là việc thiếu tiến trình đàm phán thực tiễn ở cấp chuyên viên. Cho tới nay, các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng phần lớn chỉ được thúc đẩy ở cấp lãnh đạo. 

Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chính là những người đã duy trì sức sống cho toàn bộ tiến trình đàm phán. Động lực ngoại giao kết hợp với năng lực và thiện chí của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều đã “giữ lửa” cho các cuộc đàm phán. Tuy vậy, nhìn vào thực tế, những cuộc đàm phán cấp dưới của Ngoại trưởng Mike Pompeo diễn ra rất ít. 

Phải mất tới 5 tháng kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun mới có cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp CHDCND Triều Tiên là Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui, tại Stockholm, Thụy Điển. 

Ông Van Jackson, giảng viên tại trường Đại học Wellington ở New Zealand, bình luận rằng: “Tôi yêu thích nghiên cứu về vấn đề ngoại giao từ rất lâu rồi. Nhưng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều không phải là điều tôi thích. Tại sao như vậy? Bởi vì nó không kết nối với tiến trình cụ thể hoặc với những cá nhân hiểu rõ mọi thứ về công việc giám sát, xác minh và giải giáp vũ khí hạt nhân”. 

Bài học rút ra ở đây là nếu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai được gắn với một tiến trình chính thức mà ở đó các nhà đàm phán của cả hai bên được lãnh đạo trao quyền để thảo luận chuyên sâu về các chi tiết cụ thể liên quan đến việc giải trừ hạt nhân và thẩm định, thì chắc chắn hội nghị này sẽ không đi vào vết xe đổ của hội nghị lần thứ nhất.

Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tháng 6-2018.

Bước đi thứ hai là hai bên cần linh hoạt hơn. Ngoại giao thành công là nghệ thuật biến những thứ không thể thành có thể. Hai bên ngồi xuống bàn đàm phán và cố gắng đi đến một thỏa thuận có thể chấp nhận được, trong đó đáp ứng được những yêu cầu cốt lõi của mỗi bên. Hiện tại, chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục theo đuổi lập trường cứng rắn với CHDCND Triều Tiên. 

Nhà Trắng đang yêu cầu Bình Nhưỡng phải thực hiện các biện pháp giải trừ vũ khí hạt nhân một cách toàn diện và minh bạch, trước khi đưa ra bất cứ sự nhượng bộ nào về kinh tế hoặc ngoại giao. Nói cách khác chỉ khi CHDCND Triều Tiên thực hiện lộ trình phi hạt nhân hóa một cách “không thể đảo ngược”, nước này mới được nới lỏng các biện pháp trừng phạt. 

Về bản chất, Mỹ đang thực hiện cách tiếp cận cứng rắn kiểu “American First” (Nước Mỹ trên hết) đối với toàn bộ quá trình đàm phán về vấn đề hạt nhân, đó là: “Làm theo những gì tôi muốn và sau đó có thể tôi sẽ nhượng bộ anh”. 

Tuy nhiên, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chắc chắn sẽ không hứng thú với cách tiếp cận này. Thực ra, nếu Triều Tiên áp dụng chiến lược đàm phán tương tự như chiến lược mà Mỹ đang theo đuổi, Nhà Trắng hẳn sẽ cho rằng động thái của Bình Nhưỡng là phi lý. 

Trước kia, khi còn là ông trùm bất động sản, Tổng thống Donald Trump chắc không bao giờ “cho không” bất cứ thứ gì trong các thương vụ kinh doanh hoặc đàm phán thỏa thuận, vì thế không có lý gì ông lại trông đợi Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ nhượng bộ hoàn toàn, đặc biệt là về kho vũ khí hạt nhân – chiến lược răn đe mà Bình Nhưỡng đã theo đuổi hơn 3 thập kỷ. Nếu Mỹ từ chối chấp nhận cơ chế thực hiện từng bước các biện pháp phi hạt nhân hóa thì Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 sắp tới chắc chắn sẽ không mang lại kết quả.

Và bước đi cuối cùng là đừng đòi hỏi ngay một thỏa thuận lớn. Người đứng đầu Nhà Trắng rất yêu thích sự “kịch tính”. Sẽ không điều gì có thể khiến ông hài lòng hơn việc ngồi xuống đàm phán cùng với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tuyên bố rằng CHDCND Triều Tiên đã nhất trí phá hủy đến đầu đạn hạt nhân cuối cùng trong kho vũ khí của mình và mở cửa các cơ sở hạt nhân để các thanh sát viên quốc tế đến thẩm tra, giám sát. 

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận là kịch bản này khó có khả năng xảy ra. Nếu Tổng thống Mỹ yêu cầu quá nhiều, quá nhanh hoặc cố gắng nhưng thất bại để đi đến một thỏa thuận lớn với CHDCND Triều Tiên, ông sẽ cảm thấy bẽ mặt và tức giận. Tiến trình đàm phán với CHDCND Triều Tiên luôn mất nhiều thời gian và hàm chứa những rủi ro giống như một ca phẫu thuật mở tim. 

Do vậy, thay vì phá vỡ thỏa thuận đã đạt được, Tổng thống Donald Trump nên hối thúc Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đưa thêm nhiều cam kết cụ thể vào khung thỏa thuận đã đạt được ngày 12-6-2018 tại Singapore. Bình Nhưỡng hàm ý chính xác là gì khi nói đến phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên? Mỹ cam kết cụ thể gì khi nói về nới lỏng trừng phạt? Một cơ chế hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên sẽ như thế nào? Washington và Bình Nhưỡng có thể trao đổi gì trong ngắn hạn để duy trì các cuộc đàm phán? 

Theo ông Devin Stewart, chuyên gia về châu Á tại Hội đồng Carnegie, hai nhà lãnh đạo của Mỹ và CHDCND Triều Tiên cần phải bắt đầu bằng những bước tiến nhỏ. “Đối với Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần tới, ông Trump và ông Kim chỉ cần mang về 'một chiến thắng' nhỏ cho các khán giả trong nước để duy trì động lực phi hạt nhân hóa”, ông Stewart nói và cho rằng, bất cứ điều gì quá sức đối với cả hai bên đều có thể làm lung lay nền tảng của tiến trình đàm phán.

Khổng Hà (tổng hợp)

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Những concert đình đám với hàng chục ngàn khán giả tham dự, những TV show mang lại cả tỷ lượt xem, những MV hits với hàng trăm triệu lượt nghe, xem kéo theo doanh thu khủng đang cho khán giả cảm nhận về một thị trường âm nhạc nhộn nhịp của Việt Nam trong những năm gần đây.

16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư. Tuy nhiên, do không thuộc diện được cấp đất ở nên có nhiều hộ dân vạn đò phải dựng nhà tạm để sinh sống và chưa biết đến khi nào mới được an cư.

Giữa lúc chiến sự tại miền Đông Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/3 (giờ địa phương) đã đưa ra một đề xuất đáng chú ý: thành lập một chính quyền lâm thời ở Ukraine dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ), với sự tham gia của cả Nga, Mỹ và các nước châu Âu...

Từ những bất cập trên các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã đưa vào khai thác nhưng thiếu các trạm dừng nghỉ, nhà đầu tư đã bổ sung đầu tư các dự án trạm dừng nghỉ trên tuyến, đồng thời đốc thúc các địa phương nhanh chóng thực hiện khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai thi công các dự án đã được quy hoạch trên tuyến.

Quá nửa đêm, cả khoảng không lặng im. Trên những toà nhà cao chọc trời, từng ô cửa bắt đầu tối đèn… Giữa khoảng sân rộng gió lùa hun hút, người đàn ông đội chiếc mũ lưỡi trai che gần kín khuôn mặt, lặng lẽ quan sát làm nhiệm vụ. Anh là Thượng úy Nguyễn Đức Duy, nguyên cán bộ Đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an quận Bắc Từ Liêm, nay là cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an TP Hà Nội- một trong 10 "Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu" năm 2024, vừa được biểu dương. 

Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hoạt động từ năm 2018, là sân bay tiêu chuẩn cấp 4E, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại, công suất khai thác 2,5 triệu lượt khách mỗi năm. Bảy năm qua, đã có hàng nghìn chuyến bay được tổ chức thành công nơi đây, góp phần kích cầu du lịch, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.