Báo chí nước ngoài viết về hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông

05:42 03/03/2015
Từ trung tuần tháng 2 đến nay, dư luận thế giới xôn xao về hoạt động cải tạo ở Biển Đông của Trung Quốc. Theo nhận định của các học giả, những nhà nghiên cứu và cơ quan tình báo nước ngoài, hành động này nằm trong “nỗ lực hung hăng” nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” ôm trọn Biển Đông.

“Bàn đạp ở Biển Đông”

Trong bối cảnh tình hình ở Biển Đông lại đang nóng lên với những hành động đơn phương của Trung Quốc, hôm 26/2, Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ đã tổ chức một cuộc điều trần về các mối đe dọa trên toàn cầu. Đích thân Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề Biển Đông. Theo đó, Mỹ lo ngại về hành động thay đổi hiện trạng các đảo đá ở Biển Đông của Trung Quốc.

Để bổ sung cho lời nói của Giám đốc Cơ quan tình báo, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain cũng đưa ra những hình ảnh thương mại cho thấy, Trung Quốc đã mở rộng bãi đá Gaven ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam từ năm 2014.

Quan điểm của Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện và Giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ là những hành động nói trên cùng với việc triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là “xu hướng đáng lo ngại” và cần phải ngăn chặn ngay lập tức.

Điều đáng chú ý là không chỉ có Mỹ, mà nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ quan ngại xung quanh vấn đề này. Chẳng hạn như ở Anh, giới truyền thông đã có nhiều bài phân tích hành động của Trung Quốc và cho rằng, việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc nhằm tạo bàn đạp cho Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân, không quân, tuần duyên và ngư chính trong khu vực này. Và như hãng Reuters bình luận, nếu Trung Quốc hoàn thành việc xây hải cảng, các điểm tiếp dầu và đường băng thì nước này có thể “uy hiếp” toàn Biển Đông.

Đồng quan điểm này, tác giả Jean Licourt đã có một bài trên tờ Le Figaro của Pháp, chỉ rõ, Trung Quốc xây đảo nhân tạo để xác định sự chiếm đóng trên khu vực chiến lược đang có nhiều tranh chấp.

Còn hãng RFI thì tổng hợp các ý kiến của những chuyên gia trên thế giới để chỉ ra 2 ý đồ của Trung Quốc trong việc bồi đắp đảo nhân tạo. Đầu tiên là ý đồ quân sự, bởi theo đánh giá của GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, mỗi đảo nhân tạo được Trung Quốc xây dựng như “một tàu sân bay không thể đánh chìm” và chúng không chỉ là kho tiếp nhiên liệu cho các chiến hạm, mà còn là nơi cung cấp hậu cần và điểm dừng cho các tàu đánh cá hay tàu cảnh sát biển của Trung Quốc.

Ý đồ thứ 2, theo nhiều nhà phân tích, là giống như những gì đã xảy ra ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc có thể tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông sau khi các cơ sở này được hoàn tất và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến an ninh và hoạt động hàng hải trong khu vực này.

Bức ảnh chụp từ vệ tinh chỉ rõ khu vực nơi Trung Quốc có hoạt động bồi đắp đảo và xây đường băng ở Biển Đông. (ảnh: CNES 2014)

Phải tôn trọng luật pháp quốc tế

Biển Đông được đánh giá là biển lớn thứ 4 thế giới và có vị trí chiến lược về an ninh hàng hải. Nơi đây là điểm giao giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; là khu vực giao thương giữa châu Âu và châu Á, chiếm gần 1/3 hoạt động thương mại hàng hải thế giới. Đặc biệt, Biển Đông còn được nhận định là nơi có trữ lượng dầu mỏ khá dồi dào. Từ cuối những năm 1980, Trung Quốc đã muốn mở rộng hoạt động và chủ quyền ở đây.

Theo các nhà quan sát, trong những năm gần đây, Trung Quốc không chỉ ngày càng tỏ rõ ý đồ của mình, mà còn thể hiện bằng những hành động đơn phương. Điển hình nhất là việc cấm hoạt động đánh bắt cá trên Biển Đông trong một thời gian nhất định và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nếu những hành động kiểu này vẫn tiếp diễn, sẽ tạo ra tiền đề xấu trong việc giải quyết mâu thuẫn trong các vùng biển tranh chấp và đe dọa đến an ninh cũng như hoạt động hàng hải.

Trong bài viết đăng trên nhật báo Straits Times của Singapore, cựu Phó Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế thuộc Đại học quốc gia Singapore Navin Rajagobal đã kêu gọi đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. So sánh bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc với nguyên tắc mare clausum (biển gần) mà người Bồ Đào Nha áp dụng những năm 1600, ông Navin Rajagobal nhấn mạnh: “Chúng ta phải thúc đẩy sự phát triển của luật pháp quốc tế, tôn trọng các nguyên tắc, quy tắc đã đề ra và cả  Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”.

Trong khi đó, Chính phủ Singapore kêu gọi các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cùng giải quyết các tranh chấp thông qua những định chế quốc tế như ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Nhiều quốc gia khẳng định, không được sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp và dù là nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng, thực thi theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.

Huyền Chi (tổng hợp)

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

Ngày 23/5, Viện KSND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can: Võ Văn Phượng (SN 1958, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Văn Trận (SN 1980, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai); Nguyễn Thanh Lẹ (SN 1967, cựu Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) cùng về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Thực hiện chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 18/5, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Lào triệt xóa băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao.

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.