Báo chí nước ngoài viết về hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông

05:42 03/03/2015
Từ trung tuần tháng 2 đến nay, dư luận thế giới xôn xao về hoạt động cải tạo ở Biển Đông của Trung Quốc. Theo nhận định của các học giả, những nhà nghiên cứu và cơ quan tình báo nước ngoài, hành động này nằm trong “nỗ lực hung hăng” nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” ôm trọn Biển Đông.

“Bàn đạp ở Biển Đông”

Trong bối cảnh tình hình ở Biển Đông lại đang nóng lên với những hành động đơn phương của Trung Quốc, hôm 26/2, Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ đã tổ chức một cuộc điều trần về các mối đe dọa trên toàn cầu. Đích thân Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề Biển Đông. Theo đó, Mỹ lo ngại về hành động thay đổi hiện trạng các đảo đá ở Biển Đông của Trung Quốc.

Để bổ sung cho lời nói của Giám đốc Cơ quan tình báo, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain cũng đưa ra những hình ảnh thương mại cho thấy, Trung Quốc đã mở rộng bãi đá Gaven ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam từ năm 2014.

Quan điểm của Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện và Giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ là những hành động nói trên cùng với việc triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là “xu hướng đáng lo ngại” và cần phải ngăn chặn ngay lập tức.

Điều đáng chú ý là không chỉ có Mỹ, mà nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ quan ngại xung quanh vấn đề này. Chẳng hạn như ở Anh, giới truyền thông đã có nhiều bài phân tích hành động của Trung Quốc và cho rằng, việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc nhằm tạo bàn đạp cho Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân, không quân, tuần duyên và ngư chính trong khu vực này. Và như hãng Reuters bình luận, nếu Trung Quốc hoàn thành việc xây hải cảng, các điểm tiếp dầu và đường băng thì nước này có thể “uy hiếp” toàn Biển Đông.

Đồng quan điểm này, tác giả Jean Licourt đã có một bài trên tờ Le Figaro của Pháp, chỉ rõ, Trung Quốc xây đảo nhân tạo để xác định sự chiếm đóng trên khu vực chiến lược đang có nhiều tranh chấp.

Còn hãng RFI thì tổng hợp các ý kiến của những chuyên gia trên thế giới để chỉ ra 2 ý đồ của Trung Quốc trong việc bồi đắp đảo nhân tạo. Đầu tiên là ý đồ quân sự, bởi theo đánh giá của GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, mỗi đảo nhân tạo được Trung Quốc xây dựng như “một tàu sân bay không thể đánh chìm” và chúng không chỉ là kho tiếp nhiên liệu cho các chiến hạm, mà còn là nơi cung cấp hậu cần và điểm dừng cho các tàu đánh cá hay tàu cảnh sát biển của Trung Quốc.

Ý đồ thứ 2, theo nhiều nhà phân tích, là giống như những gì đã xảy ra ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc có thể tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông sau khi các cơ sở này được hoàn tất và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến an ninh và hoạt động hàng hải trong khu vực này.

Bức ảnh chụp từ vệ tinh chỉ rõ khu vực nơi Trung Quốc có hoạt động bồi đắp đảo và xây đường băng ở Biển Đông. (ảnh: CNES 2014)

Phải tôn trọng luật pháp quốc tế

Biển Đông được đánh giá là biển lớn thứ 4 thế giới và có vị trí chiến lược về an ninh hàng hải. Nơi đây là điểm giao giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; là khu vực giao thương giữa châu Âu và châu Á, chiếm gần 1/3 hoạt động thương mại hàng hải thế giới. Đặc biệt, Biển Đông còn được nhận định là nơi có trữ lượng dầu mỏ khá dồi dào. Từ cuối những năm 1980, Trung Quốc đã muốn mở rộng hoạt động và chủ quyền ở đây.

Theo các nhà quan sát, trong những năm gần đây, Trung Quốc không chỉ ngày càng tỏ rõ ý đồ của mình, mà còn thể hiện bằng những hành động đơn phương. Điển hình nhất là việc cấm hoạt động đánh bắt cá trên Biển Đông trong một thời gian nhất định và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nếu những hành động kiểu này vẫn tiếp diễn, sẽ tạo ra tiền đề xấu trong việc giải quyết mâu thuẫn trong các vùng biển tranh chấp và đe dọa đến an ninh cũng như hoạt động hàng hải.

Trong bài viết đăng trên nhật báo Straits Times của Singapore, cựu Phó Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế thuộc Đại học quốc gia Singapore Navin Rajagobal đã kêu gọi đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. So sánh bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc với nguyên tắc mare clausum (biển gần) mà người Bồ Đào Nha áp dụng những năm 1600, ông Navin Rajagobal nhấn mạnh: “Chúng ta phải thúc đẩy sự phát triển của luật pháp quốc tế, tôn trọng các nguyên tắc, quy tắc đã đề ra và cả  Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”.

Trong khi đó, Chính phủ Singapore kêu gọi các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cùng giải quyết các tranh chấp thông qua những định chế quốc tế như ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Nhiều quốc gia khẳng định, không được sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp và dù là nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng, thực thi theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.

Huyền Chi (tổng hợp)

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文