Bị châu Âu ‘ruồng bỏ’, Hy Lạp sẽ dựa vào Nga?

11:00 01/07/2015
Trong khi Liên minh châu Âu từ chối giúp đỡ Hy Lap thì nhiều tín hiệu cho thấy Hy Lạp sẽ dựa vào Nga, điều mà Mỹ không hề muốn.

Đêm 30/6 (giờ Việt Nam), chỉ vài giờ sau khi Hy Lạp đưa ra đề xuất về một thỏa thuận cứu trợ hai năm với Liên minh châu Âu (EU) nhằm cứu nước này thoát khỏi khủng hoảng, Nhóm các Bộ trưởng Tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp khẩn qua điện thoại và đã thẳng thừng khước từ nỗ lực được xem là cuối cùng của Athens. 

Quyết định này của Eurogroup đồng nghĩa với việc chiếc “phao cứu sinh” đã không được tung ra với Athens trong bối cảnh hệ thống tài chính Hy Lạp đang bên bờ vực sụp đổ.

Từ chối tung ra “phao cứu sinh”

Trong bối cảnh hạn chót gói cứu trợ dành cho Hy Lạp gần kề, cũng là thời điểm quốc gia thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone) này đáo hạn khoản vay 1,5 tỷ euro đối với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã đề xuất một thỏa thuận 2 năm với Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) để trang trải các nhu cầu tài chính của Athens và nhằm tái cấu trúc các khoản nợ của nước này. Gói cứu trợ thứ ba này trị giá 29,1 tỷ euro.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Independent).

Tuy nhiên, nhiều quan chức châu Âu đã thẳng thừng bác bỏ đề xuất của Athens. Một số khác thì nghi ngờ rằng, Thủ tướng Tsipras đưa ra đề xuất này chỉ để nhằm củng cố vị thế của mình trước thềm cuộc trưng cầu ý dân tại Hy Lạp dự định vào ngày 5/7 tới về các điều kiện thắt chặt của các chủ nợ để đổi lại một khoản cứu trợ mới.

Thông qua mạng xã hội Twitter, với ám chỉ đề xuất của Hy Lạp sẽ không được gấp rút giải quyết, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Alexander Stubb bình luận rằng, đề xuất này sẽ được tiếp nhận “thông qua các thủ tục thông thường”. Trong khi đó, các chính trị gia Đức cho biết, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ chờ kết thúc cuộc trưng cầu ý dân tại Hy Lạp mới bắt đầu các cuộc tư vấn với giới chức Athens.

Động thái trên của nhà chức trách Hy Lạp được cho là sẽ khiến nền kinh tế Hy Lạp đứng trước những thách thức lớn. Trong một kịch bản xấu nhất, Hy Lạp sẽ buộc phải rời khỏi Eurozone, gọi là Grexit.

Grexit và nỗi lo sợ của Mỹ

Theo nhận định của các chuyên gia, Mỹ không muốn xảy ra kịch bản Grexit vì lo ngại khả năng Athens sẽ thiết lập một mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga và Trung Quốc. Moskva chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội nắm lấy đồng minh châu Âu này của Mỹ, trong trường hợp Hy Lạp vỡ nợ.

Ông Mark Weisbrot, đồng giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, một cơ quan tư vấn có trụ sở tại Washington, cho rằng, nếu rời khỏi eurozone, Hy Lạp có thể yêu cầu nhiều khoản vay từ Nga và Trung Quốc, thậm chí Athens còn có thể áp dụng một chính sách đối ngoại độc lập.

Người dân Hy Lạp đổ xô đi rút tiền do lo ngại về tương lai đất nước. (Ảnh: AP).

Đồng quan điểm với ông Weisbrot, nhà hoạt động chống chiến tranh nổi tiếng Jon Utley, tới từ tạp chí The American Conservative, chia sẻ rằng, Chính phủ Đức cũng lo ngại khả năng Hy Lạp “sát lại gần” Nga và Trung Quốc, nếu Athens ở ngoài eurozone hoặc rời khỏi EU. Ông Utley nói: “Cuối cùng, người Đức sẽ ra tay trợ giúp Hy Lạp, đơn giản vì họ không dám đối mặt với những hậu quả của sự sụp đổ của EU”.

Giới chính trị gia EU, theo Utley, cảnh giác rằng, chính phủ cực đoan cánh hữu ở Athens, dưới sự lãnh đạo của đảng Syriza, sẽ tìm lợi ích chung với các quốc gia không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và EU. “Kết quả là, giới chức châu Âu đang cố tình phá hoại nền kinh tế Hy Lạp, và đẩy họ tới bờ vực suy thoái, để làm suy yếu sự ủng hộ đối với Chính phủ của đảng Syriza”, ông Utley chia sẻ, “chiến lược (của EU) là thay đổi chế độ (ở Hy Lạp), nhằm tạo ra một chính phủ mới mà chính phủ này sẽ làm theo những gì họ muốn”.

Trong khi đó, bà Julianne Smith - cựu quan chức Nhà Trắng - cho biết, tình hình Hy Lạp sẽ càng khiến Washington lo ngại về tính hiệu quả của EU, đặc biệt khi Anh đang lên kế hoạch lấy ý kiến người dân về quyền thành viên tại đây. Bà Smith nêu rõ: “Washington đang lo lắng về việc cả Hy Lạp và Anh cùng rời khỏi eurozone. Chúng đều có tác động tiêu cực trong bối cảnh châu Âu cần thể hiện tính lãnh đạo nhiều hơn nữa”.

Theo một nghiên cứu của Sebastian Mallaby, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Chính sách đối ngoại Mỹ, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã cho Nga cơ hội mở rộng “hiện diện địa chính trị” tại châu Âu.

Trong khi đó, theo tạp chí Financial Times, nỗi sợ hãi lớn nhất của Mỹ hiện nay là khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp kéo dài có thể làm gia tăng sự thù địch chính trị với phần còn lại của châu Âu trong lòng các cử tri Hy Lạp. Điều đó sẽ mở ra cho Nga cơ hội để tăng gia tăng ảnh hưởng lên thành viên Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) này, cũng như khả năng có thể lôi kéo thêm các đồng minh khác của Washington ở châu Âu.

Chuyến thăm Petersburg tham dự một diễn đàn kinh tế của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras gần đây là bằng chứng cho thấy có một sự hiện hữu của “các kết nối chính trị” giữa chính phủ Hy Lạp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đồng thời cho thấy ý định của Athens muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của Moskva để giải quyết các bất đồng đặc biệt nghiêm trọng với các chủ nợ của mình.

Chuyến đi đã củng cố cho các suy đoán nói rằng Moskva có thể sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho Athens. Nhận xét về chuyến thăm này, tạp chí Foreign Policy của Mỹ cho rằng Nga có thể ra tay cứu Hy Lạp và đó là tin xấu cho cả Mỹ lẫn NATO. Theo Foreign Policy, Moskva đến giờ vẫn không can dự vào cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu nhưng thế khó của Athens có thể lôi kéo nước này “nhập cuộc”.

Khổng Hà (tổng hợp)

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文