Biển Đông không phải vùng biển riêng của Trung Quốc

08:40 27/03/2018
Đây là khẳng định của các phương tiện truyền thông quốc tế vào những ngày cuối tháng 3, khi Trung Quốc tuyên bố tập trận ở biển Đông, còn Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo điều chỉnh quy chế cấm đánh bắt cá trên biển, bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, có “hiệu lực” từ ngày 1-5.


Từ thông điệp của quốc tế

Hãng Forbes dẫn lời một số quan chức cấp cao của Mỹ, Pháp, Nhật Bản cho rằng, động thái mới nhất của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Một số tờ báo khác cũng nhận định, cộng đồng quốc tế rất lo ngại trước các nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát trái phép biển Đông. 

Hãng AP thì dẫn lời một nhà nghiên cứu người Mỹ khẳng định, thời gian qua, Trung Quốc có vẻ "náu mình" để cho tình hình biển Đông dịu lại, sau đó tung ra những chiến lược nhằm tạo nên sự việc đã rồi, gây bất ngờ và khiến các quốc gia khác không kịp trở tay.

Một số tờ báo khác nhấn mạnh, biển Đông không phải vùng biển riêng của Trung Quốc mà là vùng biển mở cửa đối với tất cả các tàu thương mại và quân sự. Việc Trung Quốc tập trận cũng như ra lệnh cấm đánh bắt cá sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự do hàng hải trên vùng biển này.

Các báo cáo của tổ chức Global Fishing Watch công bố hồi cuối tuần trước cho thấy, hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc vươn xa nhất thế giới và có quy mô rầm rộ nhất, trong đó có nhiều hoạt động đánh bắt cá trái phép ở ngay biển Đông. Ảnh: Dong-A Ilbo.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop thì kêu gọi tăng cường vai trò của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết xung đột. Bà Julie Bishop cũng nhấn mạnh, Australia cam kết đảm bảo an ninh hàng hải, tự do trên các vùng biển và rằng những tuyên bố đơn phương như kiểu của Trung Quốc sẽ làm tình hình biển Đông trở nên phức tạp.

Quan điểm của Ngoại trưởng Australia là một trật tự phải được lập nên dựa trên luật lệ quốc tế, sự điều chỉnh hành vi thích hợp giữa các quốc gia; các quốc gia phải được cạnh tranh công bằng và không đe dọa nước khác hoặc làm mất ổn định khu vực hay trên thế giới. "Cần phải có giới hạn về mức độ mà các quốc gia sử dụng quyền lực kinh tế hoặc quân sự của mình để áp đặt quốc gia khác, nhất là những nước kém phát triển hơn", bà Julie Bishop nhấn mạnh.

Swee Lean Collin Koh, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh biển, Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore thì cho rằng, "kỳ trăng mật" sau khi thỏa thuận khung về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) được ký kết đã chấm dứt, giờ là lúc để bắt đầu triển khai các công việc chi tiết.

Theo quan điểm của Swee Lean Collin Koh, COC là sáng kiến quan trọng, được các bên thúc đẩy để kiềm chế, giải quyết các tranh chấp tại biển Đông nhưng sẽ không mấy khả quan về lịch trình cũng như khả năng đảm bảo hiện thực hóa nếu Trung Quốc vẫn cứ có những hành động đơn phương như trên.

Đến cảnh báo của các nhà khoa học

Nói kỹ hơn về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, nhiều nhà phân tích cho rằng, đây chỉ là phương pháp áp đặt và "lấy mạnh đè yếu" của Trung Quốc. Trong khi ra lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc lại cho xuất kích hàng loạt tàu cá của mình.

Một số nhà quan sát khác nhấn mạnh, hành động đơn phương ban hành Quy chế cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên biển Đông không chỉ gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác trong khu vực mà còn vi phạm các quyền lợi và lợi ích pháp lý của ngư dân các quốc gia khác, vi phạm luật pháp quốc tế; trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan. Thực chất là Trung Quốc đang muốn sử dụng chiêu trò này để gia tăng khả năng đánh bắt cá cho ngư dân của mình, bởi lẽ nghề cá đang trở thành một thành tố quan trọng trong yêu sách chủ quyền vùng biển của Trung Quốc.

Bà Katherine Tseng Hui-Yi, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore đã có một bài viết cảnh báo về vấn đề này như sau: "Từ sau cải cách, ngành công nghiệp đánh bắtTrung Quốc đã có những bước phát triển cơ bản. Khả năng đánh bắt ngày càng phát triển của Trung Quốc dẫn tới tình trạng suy thoái môi trường biển. Tuy nhiên, nghề cá trở thành một thành tố quan trọng trong yêu sách chủ quyền vùng biển của Trung Quốc. Các khái niệm như chủ quyền, quyền lãnh thổ và quyền đánh bắt ẩn ý rằng nghề cá trở thành một lĩnh vực “chủ quyền hoá”. Việc quản lý nghề cá thành công cũng là một chỉ số đánh giá sự hiệu quả của các quốc gia khi thực hiện hai khía cạnh của chủ quyền nội bộ - quản trị nội bộ hiệu quả và sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế. Sự kiện lịch sử vào những năm 1930 chỉ ra rằng nghề cá từ lâu đã được xem là yếu tố cấu thành quan trọng trong việc thực thi chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện biển Đông giữa Philippines - Trung Quốc đã bác bỏ hoàn toàn lập luận về quyền lịch sử của Trung Quốc, trong đó nghề cá là một thành tố quan trọng. Vì vậy, Trung Quốc đang điều chỉnh lại quyền đánh bắt và các yêu sách vùng biển của mình".

Các báo cáo của tổ chức Global Fishing Watch công bố hồi cuối tuần trước cũng cho thấy, hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc vươn xa nhất thế giới và có quy mô rầm rộ nhất, lớn hơn cả tổng quy mô của 10 vị trí tiếp theo. Hãng tin Reuters đã dẫn thông tin từ báo cáo và khẳng định, tàu cá Trung Quốc hoạt động khoảng 17 triệu giờ trong một năm, tập trung vào vùng biển ở phía nam nước này, đồng thời vươn xa đến cả châu Phi và châu Mỹ. Thống kê của tổ chức Greenpeace còn chỉ ra rằng, Trung Quốc có khoảng 2.500 tàu đánh bắt ở vùng biển xa và luôn luôn không được chào đón.

Theo luật quốc tế, tàu không được hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, được Liên Hợp Quốc quy định là 200km tính từ bờ biển nhưng các tàu cá Trung Quốc luôn vi phạm. Năm ngoái, tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ vì đánh bắt lậu ở Senegal Guinea, Sierra Leone và Guinea-Bissau. Năm 2016, lực lượng tuần dương Argentina đánh chìm một tàu cá Trung Quốc với vi phạm tương tự...

Huyền Chi (tổng hợp)

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文