Brexit và những con số biết nói

08:27 31/07/2018
Có tới 50% cử tri Anh ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân để chọn giữa việc rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, với một thỏa thuận trong đó chính phủ có thể liên kết với EU, rời EU mà không ký thỏa thuận nào hoặc ở lại EU


Trong khi đó, có 40% cử tri phản đối cuộc trưng cầu này và 10% không đưa ra ý kiến. Đây là kết quả cuộc thăm dò dư luận trực tuyến do hãng tin Sky News tiến hành đối với 1.466 khách hàng từ ngày 20 - 23-7 và được ông bố hôm 30-7.

Những con số biết nói

Trong cuộc thăm dò của Sky News, khi được hỏi về 3 sự lựa chọn gồm một thỏa thuận của bà May, không đạt thỏa thuận nào hoặc ở lại EU, 48% số người được hỏi nói rằng họ muốn Anh ở lại EU, trong khi 27% muốn rời khỏi EU mà không ký thỏa thuận nào và 13% lựa chọn thỏa thuận của chính phủ.

Cuộc thăm dò cũng cho thấy 78% cử tri cho rằng, chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đang làm việc kém hiệu quả trong đàm phán Brexit, tăng 23% so với kết quả thăm dò hồi tháng 3 vừa qua. Chỉ 10% cho rằng, chính phủ đang làm tốt việc này.

Cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Jeremy Hunt và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 30-7. Ảnh: Reuters

Chưa hết, cũng theo kết quả cuộc thăm dò, tỷ lệ ủng hộ bà May đã giảm xuống 24%. Các cử tri Anh đang bị chia rẽ về việc Brexit có lợi hay gây tổn hại đất nước khi có tới 40% nói đây là quyết định tốt, trong khi 51% đưa ra ý kiến ngược lại.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của YouGov, công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến hàng đầu thế giới, được công bố hôm 27-7, số người dân Anh ủng hộ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit, đã lần đầu tiên vượt số người phản đối ý tưởng này.

Cụ thể, có 42% người dân Anh đồng ý tổ chức một cuộc bỏ phiếu thứ hai về các điều khoản của thỏa thuận Brexit, cao hơn chút ít so với 40% ý kiến phản đối. Những người tham gia khảo sát được yêu cầu trả lời câu hỏi: “Sau khi các cuộc đàm phán Brexit kết thúc và các bên nhất trí về những điều khoản cho việc Anh rời EU, bạn cho rằng nên hay không nên có một cuộc trưng cầu ý dân về việc chấp nhận hoặc từ chối thỏa thuận này?”.

Ngoài ra, YouGov cũng hỏi người dân Anh về lựa chọn của họ nếu tiến hành lại cuộc trưng cầu ý dân về Brexit vào thời điểm hiện tại. Đối với vấn đề này, 45% lựa chọn ở lại EU so với 42% chọn ra đi. Ngoài ra, 9% không có câu trả lời và 4% từ chối bỏ phiếu. Thực tế này cho thấy các tiếng nói phản đối Brexit và muốn bỏ phiếu lại về các điều khoản “ly hôn” đang dần trở thành xu hướng chủ đạo trong đời sống chính trị tại Anh.

Bên cạnh những “con số biết nói” trên, cũng có nhiều đồn đoán về kịch bản Anh không đạt thỏa thuận “ly hôn” với EU. Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney cho rằng, hiện có “quá nhiều đồn đoán” về khả năng Anh rời EU vào tháng 3 tới mà không đạt được một thỏa thuận nào cũng như những hậu quả tiêu cực của điều này.

Tuy nhiên, ông tin rằng kịch bản trên ít có khả năng xảy ra và cũng không ai muốn điều đó xảy ra. Việc không đạt được một thỏa thuận là một thất bại chính trị trên quy mô rất lớn và ông không “có ý định để cho điều đó xảy ra”. Quan chức ngoại giao Ireland nhấn mạnh rằng trọng tâm hiện nay là tìm ra các giải pháp chứ không phải là thể hiện quan điểm cứng rắn.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell cũng cho rằng, những bàn luận về khả năng Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào là quá sớm và vội vàng. Vị cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu này nhấn mạnh rằng, có thể khi đến thời hạn, các nước sẽ thống nhất lùi thời hạn và sẽ phải đạt được một thỏa thuận.

Tự mâu thuẫn

Khi người Anh bỏ phiếu rời khỏi EU cách đây 2 năm, họ không có cơ hội để nói rõ là họ muốn rời “mái nhà chung” theo cách như thế nào. Nhưng Thủ tướng Anh Theresa May khi đó đã nhanh chóng tuyên bố “những ranh giới đỏ” trong đàm phán của London với Brussels, tức “Brexit cứng” với mong muốn đưa nước Anh tách khỏi EU được triệt để nhất.

Tuy nhiên, từ đó tới nay, nước Anh đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố tự mâu thuẫn nhau trong các cuộc đàm phán. Thứ nhất, Anh tuyên bố sau khi rời khỏi EU sẽ giành lại quyền kiểm soát tư pháp ở biên giới nước Anh, nhưng đồng thời cho biết sẽ không kiểm soát biên giới giữa Bắc Ireland và Ireland, điều này chứng tỏ giữa Anh và EU không có biên giới.

Thứ hai, trong Sách Trắng Brexit, Anh nhấn mạnh kiểm soát luật pháp riêng của họ, tách rời sự quản lý kiểm soát của Tòa án công lý châu Âu, nhưng bà May cũng cho biết, trong tình hình thích hợp, tòa án Anh sẽ tiếp tục xem xét các phán quyết của Tòa án công lý châu Âu, “Anh phải tôn trọng quyền hạn của Tòa án công lý châu Âu về phương diện này”.

Và thứ ba, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nước Anh sẽ rút khỏi thị trường chung châu Âu, nhưng lại muốn cùng với EU đạt được thỏa thuận “sâu rộng hơn so với bất kỳ thỏa thuận tự do thương mại nào trên toàn cầu”, nhấn mạnh việc Anh và EU cuối cùng có đạt thỏa thuận thương mại tự do với thuế quan bằng không hay không có ý nghĩa quan trọng đối với Anh. Nghị sĩ đảng Bảo thủ Anna Soubry thậm chí còn đề xuất sửa đổi Luật Thương mại để cho phép Anh có thể cùng EU thành lập liên minh hải quan sau Brexit.

Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt ngày 30-7 đã tới Trung Quốc để thảo luận với Bắc Kinh về hợp tác giữa hai nước. Phát biểu trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Hunt cho hay khi Anh chuẩn bị rời khỏi EU, London sẽ nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác với Trung Quốc.

Ông Hunt nêu rõ: “Đối thoại chiến lược Anh-Trung Quốc là một cơ hội quan trọng nhằm đẩy mạnh hợp tác của chúng tôi về những thách thức chung trong các vấn đề quốc tế, từ thương mại tự do toàn cầu tới việc không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như những thách thức về môi trường, theo khuôn khổ quan hệ đối tác toàn cầu Anh-Trung Quốc và “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Anh-Trung”.

Khổng Hà (tổng hợp)

Tối 19/5, Lễ trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II giai đoạn 2021 – 2025 đã được Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức trang trọng tại Nhà hát Hồ Gươm.

Bộ Y tế yêu cầu giám đốc các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.

Ngày 19/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với các cán bộ tham gia ca trực xuất cảnh xé thẻ lên tàu của một hành khách tại Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Phú Quốc để xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến vụ việc nêu trên.

Theo Tổng công ty Điện lực miền Bắc, trong thời gian gần đây, bên cạnh nhiều chiêu thức mạo danh nhân viên ngành điện lừa đảo qua điện thoại ngày càng tinh vi còn xuất hiện nhiều trang web giả mạo ngành điện, tư vấn khách hàng gọi đến số tổng đài chăm sóc khách hàng với cước phí cuộc gọi cao gấp 8 lần.

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Từ ngày 16 đến 19/5, Đoàn CLB Công an hưu trí khối Xây dựng lực lượng (XDLL) CAND; đoàn CAND tham gia Lễ duyệt binh ngày Quốc khánh năm 1975; Ban liên lạc Nữ Công an hưu trí Bộ Công an thực hiện hành trình về nguồn ý nghĩa tại các khu di tích lịch sử cách mạng dọc miền Trung đất nước.

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về tăng trưởng, hội nhập quốc tế và cải cách thể chế. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những vấn đề phức tạp, nổi lên rõ nét là tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả – một nguy cơ hiện hữu gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng, làm méo mó thị trường, cản trở sự phát triển kinh tế bền vững và xói mòn lòng tin xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.