Bước đi quan trọng hướng tới tiến trình hòa bình toàn diện cho Afghanistan

08:57 02/03/2020
Ngày 29-2, tại Thủ đô Doha của Qatar, Mỹ và Taliban đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử sau một tuần cam kết giảm bạo lực, đặt nền móng cho việc chấm dứt cuộc chiến tranh 18 năm hao tiền tốn của Mỹ tại Afghanistan.

Bày tỏ hoan nghênh đối với thỏa thuận này, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho rằng, đây là bước quan trọng tiến tới giải pháp chính trị lâu dài ở Afghanistan.

Trong một phát biểu, người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric cho biết Tổng thư ký Antonio Guterres hoan nghênh các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp lâu dài ở Afghanistan. Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì giảm bạo lực vì lợi ích của người dân Afghanistan đồng thời khuyến khích nỗ lực của tất cả các bên nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan cũng như tiến trình hòa bình toàn diện tại đây.

Liên minh châu Âu (EU) đánh giá thỏa thuận lịch sử giữa Mỹ và Taliban, cũng như tuyên bố chung giữa Mỹ và Chính phủ Afghanistan nêu trên là “những bước đi quan trọng đầu tiên hướng tới một tiến trình hòa bình toàn diện” ở Afghanistan.

Ông Zalmay Khalizad và ông Mullah Abdul Ghani ký kết thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Mỹ và Taliban.

Trong tuyên bố, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell nhấn mạnh không nên bỏ lỡ cơ hội hướng tới hòa bình hiện nay và EU hy vọng “các cuộc thương lượng do người Afghanistan làm chủ và do người Afghanistan đứng đầu sẽ bắt đầu không chậm trễ và có sự tham gia của tất cả các thành phần nhằm đạt được hòa bình lâu dài”.

Cũng theo quan chức trên, EU sẵn sàng hỗ trợ một tiến trình hòa bình ở Afghanistan mà trong đó “tất cả các phe phái chính trị, nữ giới và cộng đồng thiểu số cũng như xã hội dân sự đều được đại diện theo một cách có ý nghĩa”.

Đang có chuyến thăm tới Kabul, Tổng thư kí NATO Jens Stonltenberg cũng không quên chúc mừng người dân Afghanistan: “Thật vinh dự khi tôi ở đây vào thời điểm bắt đầu một chương mới cho Afghanistan. Tất cả các nước NATO hoan nghênh bước đi hướng đến hòa bình này. Thỏa thuận giữa Mỹ và Afghanistan, giữa Mỹ và Taliban hứa hẹn về việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng chục năm qua”.

Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cũng nhấn mạnh, thỏa thuận lịch sử này sẽ dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện và lâu dài cho hòa bình tại Afghanistan, trong khi Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi cho rằng, thỏa thuận sẽ biến Afghanistan thành vùng đất của hòa bình và thịnh vượng. Còn đối với hàng triệu người dân Afghanistan, thỏa thuận này sẽ thắp lên hi vọng về một tương lai hòa bình mà họ khao khát bấy lâu nay.

“Chúng tôi hi vọng việc giết hại người dân vô tội sẽ chấm dứt. Một thỏa thuận hòa bình lâu dài được ký kết và người dân Afghanistan sẽ bắt đầu một cuộc sống yên ổn hơn”, một người dân ở Thủ đô Kabul bày tỏ.

Với việc ký kết thỏa thuận này, các lực lượng Mỹ tại Afghanistan sẽ tiến hành đợt rút quân đầu tiên nếu các điều kiện được đáp ứng và tiến tới rút toàn bộ binh sĩ, trong trường hợp thuận lợi có thể diễn ra trong vòng 1 năm, qua đó chấm dứt cuộc chiến kéo dài 18 năm của Mỹ ở Afghanistan. Thỏa thuận được ký bởi Đặc phái viên của Mỹ về Hòa giải ở Afghanistan Zalmay Khalizad, Trưởng đoàn đàm phán của Mỹ với Taliban, và ông Mullah Abdul Ghani Baradar, Trưởng đoàn đàm phán của Taliban. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chứng kiến lễ ký kết.

Phát biểu tại đây, ông Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ giám sát chặt chẽ việc Taliban thực hiện các cam kết của mình để cân nhắc việc rút quân đội Mỹ tùy theo mức độ tuân thủ của Taliban. Theo ông Mike Pompeo, đây là cách để đảm bảo lãnh thổ Afghanistan sẽ không bao giờ được sử dụng cho các mục đích khủng bố quốc tế. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng có mặt ở Thủ đô Kabul của Afghanistan và ra tuyên bố chung với Tổng thống Ashraf Ghani.

Theo Cố vấn an ninh quốc gia Afghanistan Hamdullah Mohib, bản tuyên bố chung Mỹ-NATO-Afghanistan bao gồm việc rút quân đội nước ngoài khỏi nước này trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, theo ông cho rằng, thời hạn này sẽ được thay đổi nếu các điều kiện trong thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban không được đáp ứng.

Trong khi đó, ông Mark Esper cảnh báo “nếu Taliban không tuân thủ cam kết, họ sẽ đánh mất cơ hội đàm phán với Chính phủ Afghanistan và thảo luận về tương lai của đất nước”, “khi đó Mỹ sẽ không ngần ngại hủy bỏ thỏa thuận”.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nếu Taliban và chính phủ Afghanistan tuân thủ các cam kết của mình, Mỹ sẽ đưa quân đội về nước và sớm chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan. Theo người đứng đầu Nhà Trắng, các cam kết trong thỏa thuận Mỹ-Taliban là một bước quan trọng hướng tới hòa bình lâu dài ở Afghanistan mà không có sự hiện diện của Al Qaeda và cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như bất kỳ nhóm khủng bố nào khác.

Việc Mỹ ký thỏa thuận hòa bình với Taliban chính là để thực hiện cam kết tranh cử năm 2016 của ông Donald Trump nhằm chấm dứt sự tham gia của Mỹ đối với các cuộc chiến ở nước ngoài.

Theo một số nguồn tin, Mỹ có thể giảm số lượng binh sỹ tại Afghanistan từ 13.000 xuống còn 8.600 trong vòng 135 ngày. Tiếp theo thỏa thuận Mỹ-Taliban, các thành phần trong xã hội Afghanistan bao gồm chính phủ nước này sẽ tiến hành đối thoại với Taliban và đây sẽ là lần đầu tiên diễn ra các cuộc đàm phán như vậy nhằm đạt được hòa giải trong thời gian tới.

Thỏa thuận lịch sử với Taliban lần này có thể là cú hích cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử sắp tới, sau một loạt các vấn đề khác chưa đạt được tiến triển như Triều Tiên, Iran hay Venezuela… Tuy nhiên, con đường để thực hiện thỏa thuận này đối mặt với không ít rào cản, trong đó có khả năng nội bộ Taliban bất đồng chính kiến hay các cuộc đàm phán phức tạp sắp tới giữa các phe phái tại Afghanistan.

Bộ trưởng Mark Esper cũng thừa nhận, thỏa thuận này là một bước đi tích cực, nhưng con đường phía trước sẽ không dễ dàng. Đạt được hòa bình lâu dài cho Afghanistan đòi hỏi sự kiên nhẫn và thỏa hiệp giữa các bên.

Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Taliban bắt đầu diễn ra từ năm 2018 và đã ít nhất 2 lần bị gián đoạn do các vụ tấn công của Taliban nhằm vào các binh sĩ Mỹ hồi tháng 9 và tháng 12 năm ngoái. Cuộc chiến tại Afghanistan là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử Mỹ. Các số liệu thống kê cho thấy kể từ khi bắt đầu triển khai quân đội tại quốc gia Nam Á này năm 2001, đến nay số binh sĩ Mỹ thiệt mạng tại đây đã vượt quá 2.400 người.

Khổng Hà (tổng hợp)

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Sáng 15/11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn trả lời đơn khiếu nại của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Quảng Nam đối với Kết luận thanh tra số 102/KL-TTT ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại bệnh viện này (Báo CAND đã thông tin).

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Khi bụi lắng xuống sau các trận oanh tạc vào Dải Gaza, thi thể hàng ngàn người Palestine bị vùi lấp lẫn với gạch đá, rất khó phân biệt ai đến từ Hamas, ai là dân thường cố gắng vật lộn tìm đường sống. Ngay cả khi không chết vì bom đạn, cuộc sống ngột ngạt trong cảnh vây hãm tại dải đất hẹp bên Địa Trung Hải đang từng ngày chôn vùi những giấc mơ sống bình dị nhất…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文