Châu Phi đối mặt với thách thức do dịch COVID -19 lan nhanh

09:30 19/04/2020
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng bức tranh về tác động của COVID-19 ở châu Phi có lẽ là u ám và không rõ ràng nhất so với bất kỳ nơi nào bởi lục địa đang thiếu hụt nghiêm trọng các bộ xét nghiệm COVID-19 cũng như khả năng kiểm soát dịch bệnh của châu Phi còn yếu kém.

Phát biểu tại Geneva hôm 17/4 (giờ địa phương), Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ lo ngại về tốc độ lây nhiễm dịch COVID-19 ở châu Phi và kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ lục địa này đối phó khủng hoảng.

Ông nói: “Trong một tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 ở châu Phi đã tăng 51% trong khi số ca tử vong tăng 60%. Do có khó khăn trong việc có được các trang thiết bị kiểm tra y tế nên số liệu trên thực tế thậm chí còn cao hơn nữa. Với sự hỗ trợ của WHO, hầu hết các quốc gia châu Phi đã có đủ năng lực để kiểm dịch đối với COVID-19 song việc tiếp cận trang thiết bị y tế vẫn còn nhiều khó khăn. Chúng tôi đang làm việc với các đối tác để lấp đầy khoảng trống”.

Việc người dân tiếp cận trang thiết bị y tế vẫn còn nhiều khó khăn tại châu Phi. Ảnh: UN.

Số liệu mới nhất của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc (LHQ) về châu Phi (UNECA) cho thấy hiện có khoảng 18.000 trường hợp nhiễm COVID-19 tại lục địa này và số ca tử vong được dự báo là từ 300.000 tới 3 triệu người, tùy thuộc vào các biện pháp can thiệp được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan. UNECA khẳng định rằng lục địa này sẽ là “địa điểm lý tưởng cho virus Corona” do thực tế là 56% dân số đô thị châu Phi - trừ khu vực Bắc Phi - tập trung ở những khu nhà ổ chuột quá đông đúc và chất lượng cuộc sống thấp.

Ngoài ra, báo cáo lưu ý rằng chỉ có 34% số hộ gia đình tại những khu vực nói trên có thể tiếp cận các thiết bị rửa tay cơ bản. Ủy ban này dự báo, chỉ còn vài tuần nữa thì châu Phi sẽ theo kịp các nước châu Âu về lây lan COVID-19 và còn lâu mới đạt được đỉnh điểm.

Châu Phi hiện vẫn chưa phải gánh chịu hậu quả tàn khốc nhất của đại dịch COVID-19. Nhưng bức tranh về tác động của COVID-19 ở châu Phi có lẽ là u ám và không rõ ràng nhất so với bất kỳ nơi nào bởi lục địa đang thiếu hụt nghiêm trọng các bộ xét nghiệm COVID-19.

Các nhà dịch tễ học đặc biệt lo ngại rằng dịch COVID-19, phần lớn lây lan tới châu Phi thông qua những người trở về từ châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát tại các khu định cư không chính thức đông đúc, khiến hệ thống y tế yếu kém của châu lục nhanh chóng sụp đổ. Mặc dù vậy, nhân khẩu học châu Phi vẫn còn là một cái gì đó đầy bí ẩn.

Tuần trước, Đại học Hoàng gia London dự báo các kịch bản cho khu vực phía Nam Sahara châu Phi, với số người thiệt mạng do COVID-19 có thể lên tới 2,4 triệu nếu chính phủ các nước này không thực hiện các biện pháp cần thiết hoặc có thể ở mức 298.000 trường hợp nếu các nước đồng loạt áp dụng các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ, trong đó có việc phỏng tỏa chung và phong tỏa sớm.

Mức độ tử vong ước tính theo các kịch bản đó vẫn sáng sủa hơn so với tất cả các khu vực khác, nhờ tỷ lệ dân số trẻ hơn của châu Phi và các chỉ dấu cho thấy người cao tuổi dễ mắc COVID-19 hơn. Tất nhiên, dự báo của Đại học Hoàng gia London có thể quá cao. Bản thân các nhà khoa học này cũng thừa nhận rằng dự đoán đó mang tính chung nhất, bởi vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về cách thức hoạt động của dịch COVID-19 trong các môi trường khác nhau. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế châu Phi, mang tính trực tiếp về chi phí y tế và gián tiếp về tác động kinh tế trong nước và quốc tế.

Châu Phi sẽ đối phó với dịch COVID-19 như thế nào? Ở các nước giàu hơn, các nhà hảo tâm đã cam kết hỗ trợ rất lớn, chẳng hạn ở Nam Phi, các cá nhân Patrice Motsepe, Johann Rupert và Nicky Oppenheimer mỗi người đã ủng hộ hơn 60 triệu USD, tập đoàn Naspers ủng hộ hơn 90 triệu USD; tại Nigeria, Femi Otedola ủng hộ 2,6 triệu USD và Aliko Dangote ủng hộ hơn 520.000 USD. Các nước châu Phi giàu hơn cũng đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ, chẳng hạn Botswana đã đảm bảo các khoản vay từ ngân hàng thương mại và cam kết trợ cấp tiền lương cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Phần lớn các nước châu Phi còn lại sẽ phải trông chờ vào sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Giáo sư kinh tế học phát triển Ricardo Hausmann, thuộc Trường Quản lý nhà nước John F. Kennedy (Đại học Harvard) khuyến nghị các nước châu Phi cần cẩn trọng trước tác động tài chính ngắn hạn của dịch COVID-19 và cần tạm dừng tất cả các khoản chi tiêu tài chính khác và vay bất cứ khoản nào, từ bất kỳ nguồn nào có thể để cứu trợ người dân và nền kinh tế.

Ở cấp độ châu lục, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) của Liên minh châu Phi (AU) đang khẳng định vai trò dẫn dắt thông qua đào tạo tăng cường và cung cấp trang thiết bị cho các quốc gia cần trợ giúp nhất. Tuần trước, các bộ trưởng tài chính châu Phi đã kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi (Afreximbank) và các ngân hàng phát triển khu vực cùng phối hợp với cộng đồng quốc tế cung cấp gói viện trợ 100 tỷ USD để giúp đỡ châu Phi phòng chống COVID-19. Gói viện trợ 100 tỷ USD trên sẽ bao gồm hỗ trợ ngân sách, các cơ sở tín dụng gia hạn và ngay lập tức xóa bỏ tất cả các khoản thanh toán lãi đối với tất cả các khoản nợ ước tính trị giá khoảng 44 tỷ USD trong năm 2020 và với khả năng gia hạn sau đó. Các bộ trưởng tài chính châu Phi cũng kêu gọi hỗ trợ cho khu vực tư nhân, bao gồm cả việc ngay lập tức xóa bỏ tất cả các khoản thanh toán lãi và bơm thanh khoản qua các ngân hàng trung ương để duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp và cứu việc làm. Đồng thời, các nước châu Phi cũng yêu cầu trợ giúp tài chính để củng cố các hệ thống y tế, cũng như nới lỏng việc đóng cửa biên giới và hạn chế xuất khẩu để duy trì việc cung cấp các loại thuốc và thực phẩm thiết yếu.

Yêu cầu thế giới giúp đỡ vào thời điểm khủng hoảng có vẻ như là kịch bản lặp lại và quá quen thuộc của châu Phi. Tuy nhiên, đây là thời điểm khẩn cấp thực sự và mọi nỗ lực cần phải nhanh chóng được huy động.

Ông Colin Coleman - thành viên cao cấp tại Viện Các vấn đề toàn cầu Jackson, thuộc Đại học Yale và cựu Giám đốc điều hành của Ngân hàng Goldman Sachs khu vực phía Nam Sahara châu Phi, đánh giá rằng nếu để châu Phi phải gánh chịu hậu quả nặng nề của dịch COVID-19 thì cả thế giới cũng sẽ phải gánh chịu. Sự sụp đổ của các nền kinh tế châu Phi có thể châm ngòi hoặc làm trầm trọng thêm sự bất ổn xã hội và chính trị, trong đó có vấn đề khủng bố.

Những tác động trên, bao gồm cả di cư gia tăng, sẽ vượt ra khỏi biên giới châu Phi. Liệu một thế giới vốn đang đầy khó khăn và đang phải vật lộn để đối phó với những tác động kinh tế của dịch COVID-19 có dành một phần nguồn lực để cứu châu Phi hay không là một câu hỏi rất lớn.

Khổng Hà (tổng hợp)

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文