Mỹ và châu Âu đang toát mồ hôi đối phó với IS trên mạng

09:23 13/01/2016
Với mục đích tăng cường hợp tác giới công nghệ thông tin để đẩy mạnh cuộc chiến chống các chiến dịch tuyên truyền và chiêu mộ tân binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Mỹ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm mới. Trước mắt, lực lượng này phải cùng các đơn vị chống khủng bố trên mạng Internet ở Pháp, Anh, các nước châu Âu khác và những nhà cung cấp dịch vụ Internet, thực hiện một chiến dịch lớn truy quét IS qua mạng xã hội.
Đội ngũ cảnh sát Internet

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Ned Price hôm 8-1 cho biết, đơn vị mới này trực thuộc Bộ Tư pháp và Bộ An ninh nội địa với nhiệm vụ điều phối các nỗ lực chống khủng bố trong nước. Cùng với sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng khác của Mỹ, đơn vị này phải tìm kiếm cách thức hợp tác mới để ngăn chặn sự hiện diện của khủng bố hoặc tội phạm trên không gian mạng cũng như ngăn chặn khủng bố sử dụng Internet để chiêu mộ, tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan.

Ngay sau khi tuyên bố thành lập đơn vị mới này, giới chức Nhà Trắng trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã có cuộc gặp với đại diện những công ty công nghệ hàng đầu ở thung lũng Silicon để thảo luận về biện pháp ngăn chặn hoạt động tuyên truyền trên mạng của các phần tử cực đoan, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Theo nhà phân tích Viện Brookings, J.M.Berger, IS có một lực lượng ủng hộ đông đảo trên Internet và những thông điệp của chúng có thể được lan truyền nhờ 4.000 người ủng hộ, những tài khoản đăng tải tới 300 lần bình luận trên Twitter mỗi ngày. Ông J.M.Berger nhận định rằng, Mỹ và các nước đang tham gia cuộc chiến chống IS thời gian vừa qua đã không chú trọng tới cuộc chiến trên mạng xã hội và đôi lúc bị thua vì chưa triển khai được một lực lượng làm việc hiệu quả.

Trong khi đó, IS lại đơn thuần chỉ theo đuổi phương thức tuyển dụng trên mạng Internet bởi bằng hình thức này, chúng có những kẻ ủng hộ trung thành mà không cần những buổi tiếp xúc trực tiếp… Vì vậy, việc Mỹ và các nước tăng tốc độ phản ứng trên mạng xã hội mang tốc độ phản ứng của các phần tử cực đoan này là rất quan trọng.

Được biết, ngoài đơn vị đặc nhiệm mới được Mỹ thành lập, Liên minh Châu Âu (EU) cũng đang đẩy mạnh hoạt động của lực lượng chống tội phạm mạng được thành lập nửa cuối năm 2015.  Hiện tại, tham gia chiến dịch chống khủng bố trên mạng Internet có 20 thành viên của đơn vị cùng một nhóm chuyên gia an ninh mạng đến từ hai trang mạng xã hội nổi tiếng toàn cầu.

Nhiệm vụ của họ sẽ là tập trung theo dõi các nhân vật chủ chốt đăng những thông điệp và sở hữu các tài khoản dụ dỗ những phần tử thánh chiến tiềm năng ở các quốc gia trên thế giới tới Iraq và Syria cũng như việc tuyển chọn cô dâu cho các phần tử thánh chiến. Mô hình của đơn vị này được xây dựng giống mô hình lực lượng chống khủng bố trên Internet (CTIRU) được thành lập ở Anh từ năm 2010, thời điểm các chiến binh thánh chiến tại Syria và Iraq liên tiếp đăng tải những video tuyên truyền trực tuyến.

Đến nay, CTIRU vẫn đang cùng hợp tác với cảnh sát các nước trong việc “gỡ những tài liệu tuyên truyền cực đoan trên Internet xuống”. Riêng tại Pháp, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã thành lập một đơn vị chống tuyên truyền trên mạng Internet gồm 50 chuyên viên quân sự với mục tiêu hàng đầu là theo dõi ngăn chặn các thanh niên bị IS “tẩy não”, có khả năng xuất cảnh sang Syria hoặc Iraq; dự đoán các chiến dịch tuyên truyền của IS; khoanh vùng các phần tử chuyên đi tuyển mộ người và các trạm liên lạc của bọn chúng. Bên cạnh đó, Pháp cũng kiểm soát chặt chẽ nội dung trên Internet và các mạng xã hội căn cứ luật chống khủng bố; sẵn sàng khóa các trang web kích động hay cổ súy khủng bố…

Trang mạng xã hội Twitters đã hỗ trợ lực lượng cảnh sát Internet rất nhiều trong việc đóng các tài khoản ủng hộ IS.  (ảnh: Mirror)

Còn ở Pakistan, nỗ lực chống lại các tổ chức khủng bố trực tuyến được thể hiện ở Ủy ban Viễn thông (PTA) với chức năng chống lại các trang mạng truyền thông xã hội và các video trực tuyến mà các nhóm khủng bố đăng tải. Nhiều hoạt động và chương trình chống khủng bố tương tự cũng đang diễn ra ở Anh, Đức, Australia, Canada và các quốc gia châu Á.

Và cuộc chiến chống “xâm chiếm” truyền thông

Thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích khủng bố quốc tế (TRAC) cho hay, đến nay, IS đã tung ra hơn 3 triệu tin tức, hình ảnh, video và băng ghi âm lên Internet. Không chỉ dừng ở việc sản xuất những đoạn băng video ngắn trong vòng 3 phút quay cảnh hành quyết các con tin một cách dã man, IS còn đưa ra nhiều đoạn băng với những phát biểu khiêu khích, mang tính xúi giục, lôi kéo các phần tử cực đoan trên thế giới, đe dọa chống Mỹ, các nước phương Tây và liên minh chống IS.

Nguy hiểm hơn, những đoạn băng này không những được thực hiện bằng tiếng Arab, mà còn có phụ đề tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan… Một số đoạn băng như đoạn đe dọa hành quyết các con tin, thành viên IS còn nói giọng tiếng Anh chuẩn. Sự “xâm chiếm” truyền thông trên Internet ngày càng được mở rộng và trở nên đáng báo động khi tổ chức này công bố việc phát sóng kênh truyền hình riêng với tên gọi “Caliphate Channel” với thời lượng phát sóng mỗi ngày 1 giờ và liên tục 7 ngày trong tuần trên  Internet. Một loạt diễn đàn và website trung thành với IS đã bắt đầu đăng tải địa chỉ của kênh truyền hình này thông qua các mạng kết nối xã hội…

Việc rao giảng lý tưởng trên Internet nhằm lôi kéo và xúi giục các phần tử Hồi giáo cực đoan trên thế giới của IS phần nào đã có tác dụng. Kết quả điều tra của TRAC cho hay, bên ngoài Iraq và Syria, có những cộng đồng mạng tỏ ý ủng hộ IS và từ đó có nhiều chiến binh nước ngoài tìm đến Iraq, Syria để gia nhập tổ chức này.

Cụ thể, 47,6% bình luận ở Qatar, 35% ở Pakistan, 31% ở Bỉ, 24% ở Anh và 21% ở Mỹ đều ủng hộ cái gọi là chiến binh thánh chiến. Chưa hết, không chỉ sản xuất video rồi hướng đến đối tượng cụ thể, qua đó gửi những thông điệp trên Internet, IS còn có kế hoạch đối phó với việc bị ngăn chặn. Nói thế là bởi lẽ, các chuyên gia của TRAC đã phát hiện ra rằng, các thành viên của IS thường xuyên thay đổi, tạo lập các tài khoản mới trên những trang mạng xã hội để tránh sự truy đuổi của các cơ quan chức năng.

Vì vậy, hồi cuối tháng 12 vừa qua, EU đã khởi động diễn đàn hợp tác tự nguyện với các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm, mạng xã hội lớn như Google, Facebook và Twitter với các cơ quan cảnh sát Internet để chống lại chủ nghĩa cực đoan trên mạng. Diễn đàn mới này sẽ tạo môi trường chia sẻ những kiến thức cần thiết về những kẻ cực đoan, phổ biến những kết luận nhanh và kịp thời, đồng thời cho phép "những tiếng nói có quyền lực và đáng tin cậy" thách thức những mầm mống cực đoan, trong đó có việc thống kê tất cả các hình thức tuyên truyền có khả năng dẫn dắt những kẻ khủng bố từ châu Âu đi ra nước ngoài tham chiến tại những khu vực chiến sự.

Đồng thời, cơ quan an ninh các nước EU và Mỹ còn tiến hành thêm biện pháp đưa những tài liệu cảnh báo về các nhóm Hồi giáo cực đoan lên mạng Internet và câu chuyện về những con người đã vô tình sa phải bẫy của Hồi giáo cực đoan mà cụ thể là IS sau đó hoàn lương, trở về với cuộc sống đời thường.

Ngoài ra, EU và Mỹ cũng đang sử dụng một phương cách khá hiệu quả khác, đó là mời các thủ lĩnh tinh thần Hồi giáo trên thế giới phát biểu về IS và đưa ra lời khuyên cho cộng đồng người Hồi giáo. Chẳng hạn như ở Anh, thủ lĩnh Hồi giáo Hadhrat Mirza Masroor Ahmad đã không dưới 3 lần đưa vấn đề IS vào các bài phát biểu của mình trước cộng đồng người Hồi giáo hoặc trong các bài thuyết giảng.

Thủ lĩnh Hadhrat Mirza Masroor Ahmad còn xuất hiện trên báo giới, đã ra khuyến cáo về việc có nhiều người Hồi giáo lầm tưởng "thánh chiến", "khủng bố" như IS kêu gọi là "tử vì đạo". Ông này nhấn mạnh, tất cả những tuyên bố đó chỉ là ngụy biện cho các hành động xấu xa, chống lại loài người và người Hồi giáo cần phải hiểu rõ để tránh việc thực hiện theo những chỉ dẫn sai lầm…

Khánh Chi

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文