Chiến lược của “Bộ tứ kim cương”

09:23 25/10/2020
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng, đi kèm với chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã khơi gợi những cuộc thảo luận giữa các quan chức Mỹ và đối tác về việc tạo ra một liên minh kiểu NATO ở châu Á gồm các nước lớn trong khu vực. Và liên kết quốc phòng không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - vốn được biết đến với tên gọi “Bộ tứ kim cương” (nhóm QUAD) – được đánh giá có thể là sự khởi đầu của liên minh này.

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg từng lo ngại sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, với tham vọng “xuất khẩu” mô hình Trung Hoa, “làm thay đổi căn bản cán cân tương quan lực lượng trên thế giới” và càng thúc đẩy NATO phải “có tính toàn cầu hơn”. 

Tổng thống Mỹ cùng Tổng thống Hàn Quốc và nguyên Thủ tướng Nhật Bản.

Tuy nhiên, dường như Mỹ muốn đi trước một bước dựa trên liên minh Bộ tứ gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen E. Biegun gần đây gợi ý rằng, liên kết quốc phòng không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - vốn được biết đến với tên gọi “Bộ tứ kim cương” (nhóm QUAD) – có thể là sự khởi đầu của một liên minh kiểu NATO ở châu Á. 

“Đó là điều mà tôi nghĩ đến trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Tổng thống Donald Trump, hoặc nếu đương kim Tổng thống không giành chiến thắng thì trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống tiếp theo, nó có thể là điều rất đáng để khám phá”, ông Stephen E. Biegun nói tại đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn diễn ra hồi cuối tháng 8. Quan chức này cũng cho rằng, “NATO châu Á” sẽ không chỉ dừng ở việc kìm hãm đà bành trướng của Trung Quốc, mà còn có thể tập trung nhiều hơn vào việc phối hợp với quân đội và nền kinh tế của các quốc gia nhỏ trong vùng, dựa trên một hệ giá trị được hình thành trên cơ sở luật pháp. 

Ông nói: “Thực tế là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thực sự thiếu các cấu trúc đa phương mạnh. Họ không có tổ chức nào vững mạnh như NATO hay Liên minh châu Âu (EU). Các thể chế mạnh nhất ở châu Á thường chỉ mang tính bó hẹp. Chắc chắn đến thời điểm nào đó sẽ có một đề xuất thành lập một cấu trúc như vậy”.

Những phát biểu này đã nhanh chóng gây ra một cuộc tranh luận ở các quốc gia được đề xuất trở thành thành viên của “NATO châu Á”. Một số người lập luận rằng, “Bộ tứ kim cương” đã đủ chín muồi để phát triển hơn. Trở ngại ở đây là họ mặc dù tăng cường tổ chức tập trận quân sự chung trong những năm gần đây, nhưng gặp nhiều khó khăn vì một số thành viên do dự rằng một “NATO châu Á” mang tính chính thức hơn sẽ khiến Trung Quốc tức giận và thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế. 

Tuy nhiên, khi sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn, những lo ngại đó sẽ dần bị xóa nhòa. Bối cảnh hiện tại cho thấy khả năng hình thành một kiểu liên minh mới là điều hoàn toàn có thể, như phân tích của Michael Kugelman, trợ lý giám đốc chương trình châu Á tại Wilson Center, với trang Washington Times: “Nước này hay nước khác, ở thời điểm này hay thời điểm khác, còn lo ngại về việc gây thù địch với Trung Quốc. Nhưng mọi chuyện hiện đã khác. Nhóm Bộ tứ thực sự có cơ hội ở thời điểm này, bởi vì các nước Bộ tứ, cũng như các nước khác trong khu vực, ngày càng nhất trí với nhau rằng các hoạt động của Trung Quốc không chỉ hung hăng mà ngày càng đe dọa sự ổn định toàn cầu”. 

Ngoài việc xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông, việc Trung Quốc sử dụng cái gọi là ngoại giao chiến lang trong những năm gần đây đã khiến các nước láng giềng bất bình. Tuy nhiên, theo ông Michael Kugelman, Washington vẫn có thể gặp phải những thách thức khi cố gắng xây dựng một liên minh an ninh tập thể chính thức kiểu NATO ở châu Á. 

Trong khi đó, truyền thông Ấn Độ đưa tin, hôm 25/9, các quan chức Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn đã có cuộc họp trực tuyến. Tại đó, bốn quốc gia này đã kêu gọi xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do, rộng mở, thịnh vượng và hòa nhập” dựa trên sự chia sẻ các giá trị và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Nói về NATO châu Á, một số người đã nói về cái gọi là nhóm Bộ tứ mở rộng (QUAD Plus) tập trung vào các sáng kiến phi quân sự như hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng với sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước khác nhằm mục tiêu chống lại tham vọng to lớn thông qua chương trình đầu tư ra nước ngoài mang tên “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Mạng lưới Điểm Xanh (Blue Dot Network) mà Mỹ, Nhật Bản và Australia công bố hồi năm ngoái, hay Mạng lưới kinh tế thịnh vượng (Economic Prosperity Network) được chính quyền Tổng thống Donald Trump thúc đẩy sau đại dịch COVID-19 nhằm giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng toàn cầu vào Trung Quốc, cũng có thể là nền tảng để mở rộng nhóm Bộ tứ theo hướng phi quân sự. 

Tầm nhìn của Bộ tứ đã được Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, ông David Stilwell, tổng kết như sau: “Bộ Tứ tìm cách thiết lập, thúc đẩy và bảo đảm các nguyên tắc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là khi các chiến thuật, hành động gây hấn của Trung Quốc gia tăng trong khu vực”.

Minh Hải (tổng hợp)

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文