Thỏa thuận Mỹ - Trung "giai đoạn một": Có đáp ứng được sự kỳ vọng?

09:15 28/12/2019
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo rằng, ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tổ chức lễ ký kết thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” mà hai bên đạt được trong tháng này, nhưng Bắc Kinh hiện vẫn chưa xác nhận thông tin trên. Vậy, thời điểm để thỏa thuận này được ký kết cũng như nó có đáp ứng được sự kỳ vọng của các hay không vẫn đang là một câu hỏi lớn.

Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 26-12, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin gì về thời điểm ký kết Thỏa thuận thương mại với Mỹ. Ông đồng thời lên tiếng phản đối Mỹ thông qua Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng hay Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020, khi trong đó có nhiều điều khoản gây bất lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo đó, đạo luật này đã hạn chế việc Mỹ mua sắm các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Ông Cao Phong cho rằng, đạo luật này đã đưa ra những quy định chặt chẽ nhằm trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, “đi ngược hoàn toàn” với nguyên tắc công bằng, bình đẳng và thương mại tự do mà Mỹ từng tuyên bố. Ông khẳng định, Trung Quốc “kiên quyết phản đối” việc làm này, bởi nó “phá hoại trật tự kinh tế thương mại quốc tế, đe doa an ninh chuỗi sản nghiệp toàn cầu”.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tiến hành các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại một cách bình thường, đồng thời tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ những tác động của việc thực thi đạo luật này và sẽ thực hiện “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Trung Quốc.

Phản ứng của Trung Quốc và quyết định thông qua NDAA của Mỹ cho thấy, đúng là thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” mà hai bên mới đạt được chỉ là một bước đi thăm dò. Nó có thể giúp tạm thời ngăn chặn một tình huống nguy hiểm, nhưng vẫn cách xa các mục tiêu đàm phán của cả hai bên. Thỏa thuận trên sẽ có hiệu lực nếu được ký kết vào tháng 1-2020, mô tả việc Trung Quốc gia tăng mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, đồng thời đòi hỏi Bắc Kinh phải theo đuổi những cải cách trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, dịch vụ tài chính và chính sách quản lý tiền tệ.

Một loạt yêu cầu khó khăn của Mỹ đối với Trung Quốc, có trong một bản ghi nhớ được chuẩn bị ngay từ đầu các cuộc đàm phán bao gồm giảm thâm hụt thương mại song phương. Tuy nhiên, các nhà đàm phán Mỹ đã nhấn mạnh ngay từ đầu rằng yêu cầu quan trọng hơn của họ là Trung Quốc phải cải cách cơ cấu để tạo sân chơi công bằng cho các công ty Mỹ.

Những yêu cầu này bao gồm cải thiện tình trạng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hủy bỏ yêu cầu chuyển giao công nghệ để được hoạt động tại Trung Quốc, bỏ các quy định cản trở xuất khẩu dịch vụ của Mỹ, tiếp cận thị trường cho đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc và tăng cường bảo vệ đầu tư, giảm thuế của Trung Quốc, loại bỏ một số hàng rào phi thuế quan và cải thiện khả năng tiếp cận xuất khẩu nông sản của Mỹ vào Trung Quốc.

Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu đàm phán chính của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở thỏa thuận giai đoạn một, mà là đưa mọi thứ trở lại nguyên trạng, tức là xóa bỏ tất cả thuế quan của Mỹ áp dụng theo Điều 301, loại bỏ mối đe dọa áp thuế quan mới và bình thường hóa việc đối xử với tập đoàn công nghệ Huawei.

Chưa rõ thời điểm Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại “giai đoạn một”.

Đối với phía Bắc Kinh, thỏa thuận “giai đoạn một” không đáp ứng các mục tiêu của nước này bởi một khác biệt rất lớn: Trong khi thuế quan đối với hàng hóa trị giá 160 tỷ USD của Trung Quốc vào tháng 12 sẽ không có hiệu lực và những khoản thuế bổ sung được áp đặt hồi tháng 9 đối với 120 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc sẽ giảm một nửa (từ 15% xuống còn 7,5%), tất cả các mức thuế khác vẫn sẽ giữ nguyên. Mỹ nhấn mạnh rằng thuế quan vẫn còn được duy trì để đảm bảo rằng Trung Quốc phải tuân thủ thỏa thuận và giữ lại đòn bẩy cho giai đoạn đàm phán thứ hai.

Ngoài ra, một câu hỏi liên quan đến việc liệu Bắc Kinh có thực hiện tốt những cam kết của mình trong việc tăng cường nhập khẩu từ Mỹ lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD trong vòng hai năm tới, tương đương mức năm 2017, trong đó có gia tăng nhập khẩu nông sản Mỹ lên 40-50 tỷ USD, hay không? Trong quá khứ, nhập khẩu nông sản của Trung Quốc từ Mỹ chưa bao giờ vượt quá mức 30 tỷ USD.

Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng do nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, những yêu cầu gia tăng nhập khẩu có thể là nhiệm vụ quá nặng nề mà Bắc Kinh khó thực hiện được.

Trung Quốc cũng cam kết chấm dứt việc yêu cầu các nhà đầu tư Mỹ hoạt động tại nước này phải chuyển giao công nghệ. Bắc Kinh cũng sẽ mở thêm thị trường tài chính cho các công ty Mỹ, nhưng điều này cũng phải phù hợp với các cải cách đã được công bố trước đây. Họ cũng cam kết tránh sử dụng việc phá giá tiền tệ như một công cụ cạnh tranh, một thực tế đã chấm dứt từ lâu.

Các điều khoản cụ thể được thiết kế để giải quyết tranh chấp trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, dường như không có gì trong thỏa thuận này liên quan đến trợ cấp thông qua các doanh nghiệp nhà nước, chính sách công nghiệp (như chương trình Sản xuất tại Trung Quốc đến năm 2025) và các cam kết tiếp cận thị trường dường như chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính.

Có thể nói, bất kỳ điều gì được coi là sự không tuân thủ của Bắc Kinh khi đó sẽ bị đáp trả bằng việc Washington áp đặt lại các mức thuế quan. Nói tóm lại, phần lớn những gì đã đạt được trong thỏa thuận giai đoạn một có thể bị đảo ngược. Bởi vậy, mặc dù thỏa thuận này đáng được hoan nghênh, nhưng nó chỉ là một bước tiến mang tính thăm dò.

Theo như diễn giải của Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, điều mà thế giới đang có là một sự đình chiến về thương mại nhưng điều mà thế giới cần là một sự hòa bình về thương mại.

Khổng Hà (tổng hợp)

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文