Có gì trong Thỏa thuận lịch sử giữa Mỹ và Taliban?

10:18 01/03/2020
Sau một tuần giảm bạo lực, Mỹ và Taliban đã chính thức ký một thỏa thuận lịch sử ngày 29/2, động thái sẽ thúc đẩy khả năng rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan và có thể mở đường cho hồi kết của cuộc chiến dài hơi nhất của Mỹ.

Thỏa thuận được ký tại Doha, Qatar, bởi Đại diện đặc biệt của Mỹ về hòa giải Afghanistan Zalmay Khalilzad - nhà đàm phán chính của Mỹ trong các cuộc đàm phán với Taliban - và Mullah Abdul Ghani Baradar - nhà đàm phán chính của Taliban. Ngoại trưởng Mike Pompeo chứng kiến ​​lễ ký kết.

“Thỏa thuận mang lại hòa bình cho Afghanistan” đưa ra một loạt các cam kết từ cả Mỹ và Taliban liên quan đến cấp độ quân đội, chống khủng bố và đối thoại nội bộ Afghanistan nhằm mục đích mang lại “một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và toàn diện”.

Đại diện Mỹ và Taliban ký kết thỏa thuận lịch sử. Ảnh Getty Images. 

“Đây là một khoảnh khắc đầy hy vọng, nhưng đó chỉ là khởi đầu”, ông Pompeo phát biểu trong một cuộc họp báo ở Qatar ngày 29/2. “Có rất nhiều công việc khó khăn phía trước trên mặt trận ngoại giao”.

Taliban “sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan với các bên Afghanistan vào ngày 10/3”, theo văn bản của thỏa thuận. Thỏa thuận đưa ra thời hạn 14 tháng cho việc rút “tất cả các lực lượng quân sự của Mỹ, các đồng minh và các đối tác Liên minh, bao gồm tất cả các nhân viên dân sự phi ngoại giao, nhà thầu an ninh tư nhân, huấn luyện viên, cố vấn và nhân viên dịch vụ hỗ trợ”.

Theo thỏa thuận này, dự kiến trong 135 ngày tới, số quân Mỹ và đồng minh sẽ giảm còn 8.600 quân. Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng bất kỳ sự giảm quân số nào cũng đều có điều kiện trước.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết, Mỹ sẽ “theo dõi chặt chẽ sự tuân thủ của Taliban với các cam kết được đưa ra và điều chỉnh tốc độ rút quân dựa theo hành động của Taliban”, nhấn mạnh “đây là cách đảm bảo rằng Afghanistan sẽ không bao giờ trở thành căn cứ cho những kẻ khủng bố quốc tế”.

Nhận định về vấn đề này, Tổng thống Donald Trump trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng ở Washington cho biết rằng ông sẽ “gặp gỡ cá nhân với các lãnh đạo Taliban trong tương lai không xa” sau khi ký thỏa thuận. Các nhà lãnh đạo Taliban và ông Trump có thể gặp nhau sớm nhất là vào tuần tới tại Mỹ, một nguồn tin thân cận với Taliban cho biết.

Có gì trong thỏa thuận?

Thỏa thuận dài 4 trang giữa Mỹ và Taliban nêu rõ “Taliban sẽ thực hiện các bước để ngăn chặn bất kỳ nhóm hay cá nhân nào, bao gồm cả al-Qa’ida, sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để đe dọa an ninh của Mỹ và các đồng minh”. Những biện pháp này bao gồm các cam kết rằng Taliban sẽ chỉ đạo các thành viên của mình “không cộng tác với các nhóm hoặc cá nhân đe dọa đến an ninh của Mỹ và đồng minh” và “sẽ ngăn chặn bất cứ nhóm hoặc cá nhân…ngăn chặn việc tuyển mộ, đào tạo, gây quỹ cho nhóm hoặc cá nhân đe dọa đến an ninh của Mỹ và đồng minh …theo các cam kết trong thỏa thuận này”.

Thỏa thuận cũng kêu gọi việc phóng thích 5.000 tù nhân Taliban và 1.000 tù nhân “của phía bên kia” trong ngày đầu tiên của đàm phán nội bộ Taliban. “Các bên liên quan có mục tiêu là thả những tù nhân còn lại trong suốt 3 tháng sau đó. Mỹ cam kết hoàn thành mục tiêu này”.

Trong cuộc họp báo sau khi ký kết, ông Pompeo nói rằng, “nếu Taliban không thực hiện các cam kết của mình, ông Trump và đội ngũ của ông sẽ không ngần ngại làm những gì phải làm để bảo vệ cuộc sống của người dân Mỹ”.

Khi ông Pompeo ở Doha, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đang ở Kabul, Afghanistan, để dự lễ tuyên bố chung với các quan chức Afghanistan và NATO, bao gồm Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ông Esper bày tỏ tin tưởng “hy vọng lớn” về tương lai của Afghanistan. “Afghanistan xứng đáng với cơ hội có được an ninh đến từ hòa bình và ổn định, điều này sẽ chỉ xảy ra nếu người Afghanistan cùng nhau để nắm lấy cơ hội này”, Bộ trưởng Esper nói.

Việc ký kết thỏa thuận Mỹ-Taliban cho thấy việc thực hiện lời hứa chiến dịch của ông Trump, tìm cách giảm bớt sự can dự của Mỹ vào các cuộc chiến ở nước ngoài. “Nếu Taliban và chính phủ Afghanistan thực hiện theo các cam kết này, chúng tôi sẽ có một con đường rộng mở để kết thúc cuộc chiến ở Afghanistan và đưa quân đội của chúng tôi về nước”, ông Trump nói trong một tuyên bố hôm 28/2. “Những cam kết này thể hiện một bước quan trọng đối với một nền hòa bình lâu dài ở một Afghanistan mới, không có Al Qaeda, ISIS và bất kỳ nhóm khủng bố nào khác sẽ tìm cách gây hại cho chúng tôi”.

Cuộc chiến tại Afghanistan của Mỹ nổ ra từ năm 2001. Thỏa thuận 29/2 tại Doha được đưa ra sau hơn một năm đàm phán với nhóm chiến binh. Hai bên đã đạt được “một thỏa thuận về nguyên tắc” vào đầu tháng 9/2019. Ngay sau đó, ông Trump đã ngừng các cuộc đàm phán và nói rằng ông đã hủy một hội nghị bí mật với lãnh đạo Taliban tại căn cứ Camp David sau khi họ nhận được thông tin cho thấy một cuộc tấn công ở Kabul đã giết chết một binh sĩ Mỹ.

Trong một chuyến thăm bất ngờ tới Afghanistan vào tháng 11/2019, ông Trump tuyên bố rằng các cuộc đàm phán đã bắt đầu lại. Tổng thống Mỹ đưa ra thông báo ngay sau khi Taliban thả một giáo sư người Mỹ để đổi lấy việc chính phủ Afghanistan thả ba tù nhân Taliban. Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố vào đầu tháng 12/2019 rằng ông Khalilzad đã tham gia lại các cuộc đàm phán tại thủ đô của Qatar.

Các thành viên Quốc hội và các chuyên gia khu vực đã đưa ra quan ngại về thỏa thuận này trước khi ký kết. Hôm 26/2, Hạ nghị sĩ Liz Cheney cùng với một nhóm gồm 21 nhà lập pháp Cộng hòa khác bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng” về thỏa thuận sắp được ký này.

Trong một lá thư gửi cho hai Bộ trưởng Pompeo và Esper, họ đã kêu gọi công bố đầy đủ thỏa thuận và viết rằng họ “muốn thấy được sự đảm bảo rằng sự an toàn của người dân Mỹ sẽ không đặt vào tay Taliban và phá hoại tình đồng minh với chính phủ hiện tại của Afghanistan”.

Sau khi thỏa thuận được ký kết, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, bày tỏ sự ủng hộ và cả hoài nghi về thỏa thuận này. “Tôi rất nghi ngờ việc Taliban chấp nhận hiến pháp Afghanistan và tôn trọng quyền của các nhóm thiểu số tôn giáo và phụ nữ. Thời gian sẽ đưa ra câu trả lời nhưng sau hơn 18 năm chiến tranh, đã đến lúc phải thử biện pháp này”.

Văn bản thỏa thuận không đề cập cụ thể đến việc bảo vệ phụ nữ hoặc xã hội dân sự.

Trong bài phát biểu tại Doha ngày 29/2, ông Pompeo kêu gọi Taliban “nắm lấy tiến bộ lịch sử cho phụ nữ và trẻ em gái, và xây dựng dựa trên đó vì lợi ích của tất cả người dân Afghanistan. Tương lai của Afghanistan phải dựa trên tiềm năng của mỗi người”.

Các cuộc đàm phán vào tháng 3 có thể sẽ diễn ra tại Oslo, Na Uy, một quan chức chính quyền cấp cao cho biết. Các chi tiết về cuộc đàm phán vẫn đang được sắp xếp.

Năm 2019 chứng kiến số lượng kỷ lục những cuộc tấn công tại Afghanistan do Taliban và các nhóm chống chính phủ khác tiến hành. Bạo lực tại Afghanistan vẫn tiếp tục trong đầu năm nay, trong đó, Taliban giết chết 2 binh sĩ Mỹ vào đầu tháng 2.

Duy Tiến (Theo CNN)

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Các đối tượng đặt mua nhiều nhẫn và mặt tượng vàng kém chất lượng nhưng được chế tác rất tinh xảo có giá trị tương đối cao. Điều đáng nói, số hàng này có khắc thương hiệu của các Công ty vàng bạc đá quý có tiếng ở TP Hồ Chí Minh khiến nhiều chủ tiệm vàng ở Huế tin tưởng...

Sáng 15/11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn trả lời đơn khiếu nại của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Quảng Nam đối với Kết luận thanh tra số 102/KL-TTT ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại bệnh viện này (Báo CAND đã thông tin).

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文