Con đường phục hồi ngành hàng không nhiều gập ghềnh

09:30 16/01/2021
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia ngày 15/1 cho biết các nhà điều tra của ủy ban này đã tải thành công dữ liệu từ hộp đen ghi lại hành trình chuyến bay (FDR) của chiếc máy bay Boeing 737-500 thuộc hãng hãng không giá rẻ Sriwijaya bị rơi xuống vùng biển Java ngày 9/1.

Theo đó, FDR “có 330 thông số và tất cả đều trong tình trạng tốt”. Những thông số này liên quan đến nhiều dữ liệu được thu lại từ nhiều hệ thống khác nhau của máy bay, trong đó có đường bay, tốc độ, động cơ máy và cánh của máy bay.

Khi đại dịch COVID-19 “quét sạch” những “chú chim sắt” trên bầu trời Indonesia, Cơ trưởng Afwan - một phi công Boeing 737 dày dặn kinh nghiệm của Sriwijaya Air, đã phải dành thời gian để cầu nguyện và chờ đợi được bay trở lại. Ông Afwan từng là phi công của lực lượng Không quân Indonesia, được nhiều người ngưỡng mộ và có tới hơn 30 năm kinh nghiệm bay. Do dịch COVID-19 bùng phát, ông đã dành phần lớn thời gian của mình để tham gia các buổi huấn luyện mô phỏng nhằm đảm bảo các phi công có thể hoàn thành số giờ bay tối thiểu để giữ bằng lái.

Các binh sĩ quân đội Indonesia di chuyển mảnh vỡ của máy bay Sriwijaya Air số 182 tại cảng Tanjung Priok hôm 13/1. Ảnh: EPA-EFE.

Thế nhưng, ngày 9/1, chuyến bay mang số hiệu SJ 182, do Cơ trưởng Afwan phụ trách, đã không may gặp nạn, rơi xuống biển Java chỉ vài phút sau khi cất cánh trong cơn mưa lớn. Máy bay chở khách dòng Boeing 737-500 chở 62 người, trong đó có 12 thành viên phi hành đoàn. Đến chiều 10/1, các thợ lặn đã trục vớt được các vật dụng từ máy bay ở vùng biển phía Tây Bắc Thủ đô Jakarta của Indonesia, trong đó có các mảnh thân máy bay, bánh máy bay và quần áo.

Việc tìm thấy những vật dụng này đồng nghĩa những hy vọng về khả năng có người sống sót trở nên mong manh hơn. Và, mặc dù các nhà điều tra Indonesia đã tải thành công dữ liệu từ hộp đen ghi lại hành trình của chiếc máy bay xấu số, song có thể phải mất nhiều tháng để thu thập các dữ liệu liên quan khác, từ yếu tố thời tiết đến việc bảo dưỡng cũng như quyết định xử lý tình huống của phi hành đoàn trong vụ tai nạn này.

Ông Nurcahyo Utomo, điều tra viên của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Indonesia, cho biết bán kính mảnh vỡ văng ra tương đối hẹp trong đoạn băng video hé lộ khả năng máy bay có thể bị vỡ khi lao xuống nước, chứ không phải phát nổ trong không trung. Trong khi đó, ông Koko Indra Perdana - một phi công của Lion Air, từng làm việc cho hãng Sriwijaya, khẳng định rất tin tưởng vào kỹ năng và chuyên môn của Cơ trưởng Afwan.

Máy bay Boeing mà cơ trưởng Afwan điều khiển thuộc dòng 737-500 và đã được kiểm tra mà không có lỗi hệ thống. Tuy nhiên, máy bay gặp nạn đã hoạt động 27 năm, cần được bảo dưỡng thường xuyên để giữ cho máy bay ở trạng thái bay tốt nhất. Yếu tố thời tiết cũng cần được tính đến khi những trận mưa như trút nước đã khiến cơ trưởng lùi giờ cất cánh 30 phút.

Có một thực tế là dịch COVID-19 khiến lượng hành khách bị sụt giảm, các phi công đều chia sẻ họ đã phải nỗ lực để duy trì chuyên môn, ngay cả khi các hãng hàng không cung cấp các khóa huấn luyện dựa trên máy bay mô phỏng. Hãng hàng không Sriwijaya có 2 thiết bị mô phỏng cho các mẫu Boeing 737 cũ hơn. Cơ trưởng Rama Noya, Chủ tịch Hiệp hội Phi công Indonesia, cũng là phi công của Sriwijaya Air, chia sẻ sau một tháng tạm dừng bay, ông cảm thấy như mình “được hoạt động trở lại”.

Cảm giác này có lẽ không chỉ của các phi công của những hàng hàng không Indonesia. Ông Gerry Soejatman, một chuyên gia hàng không Indonesia, nhấn mạnh, đây là mối quan ngại của phi công tại các nước vào thời điểm này. Theo ông, hoàn toàn dễ hiểu khi xuất hiện những quan ngại về chuyên môn của phi hành đoàn khi giờ bay hằng tháng của họ đều giảm.

Trên thực tế, trước đại dịch, các phi công Indonesia, đặc biệt là những hãng hàng không giá rẻ như Lion Air, đều chia sẻ họ cảm thấy áp lực khi phải làm việc quá sức và trả lương thấp. Trên thực tế, chỉ 1/4 đội bay của hãng hàng không Sriwijaya hoạt động trong thời gian đại dịch. Và, mặc dù việc ngừng hoạt động có ảnh hưởng thế nào đến chiếc máy bay vẫn chưa được xác định, nhưng các chuyên gia đã cảnh báo tình trạng gián đoạn kéo dài này có thể tiềm ẩn nguy cơ an toàn đối với những chiếc máy bay phải nằm không nhiều tháng.

“Có một vấn đề lớn trong việc khôi phục những chiếc máy bay này bởi vì khi ngừng hoạt động trong 9 hoặc 10 tháng, chúng cần được tiếp tục vận hành, nếu không chúng sẽ bị hư hỏng”, ông Hugh Ritchie, Giám đốc điều hành công ty tư vấn an toàn hàng không Aviation Analysts International của Australia cho biết. Khoảng thời gian ngừng hoạt động đã tạo thêm gánh nặng cho việc kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận có thể đã xuống cấp. Ngoài ra, các phi công có thể không bay thường xuyên cũng cần thời gian để bắt lại nhịp làm việc dày đặc.

“Những chiếc máy bay trên cần được đưa vào phục vụ trở lại từ từ. Tương tự với các phi công. Đối với họ, tập luyện bay giả định là biện pháp quan trọng để duy trì tay nghề sau khi bị thiếu cơ hội bay thực tế”, ông Hugh Ritchie nói thêm.

Về phía Sriwijaya Air, Giám đốc điều hành Jefferson Irwin Jauwena cho biết, hãng này đã trải qua một cuộc kiểm toán độc lập vào tháng 3 năm ngoái để đánh giá giấy phép hoạt động, hướng dẫn vận hành, phụ tùng thay thế, quản lý hệ thống an toàn và chất lượng, đào tạo phi hành đoàn và giám sát máy bay. Việc đánh giá được thực hiện thông qua chương trình Tiêu chuẩn Rủi ro Hàng không Cơ bản do Tổ chức An toàn Chuyến bay, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Alexandria, Virginia điều hành.

Đây là vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất tại Indonesia kể từ sau vụ máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Lion Air rơi xuống vùng biển Java khiến 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng năm 2018. Dù chưa rõ nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn, song đây chắc chắn là một đòn giáng mạnh vào ngành hàng không của Indonesia, nhất là khi nó chỉ vừa chập chững khôi phục hoạt động sau “cú đánh” mang tên COVID-19.

Khổng Hà (tổng hợp)

Trong số 22 doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền khai thác 4 mỏ khoáng sản, một doanh nghiệp “sơ sinh” mới 19 ngày tuổi đã “vượt mặt” 21 đàn anh để trúng đấu giá 3/4 mỏ với giá cao ngất ngưởng. Trước  sự bất thường này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã ký văn bản hỏa tốc giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, kiểm tra quy trình đấu giá.

Sau khi thu về số tiền 2.700 tỷ đồng hưởng lợi từ việc chuyển nhượng trái phép Dự án Đại Ninh, đại gia Nguyễn Cao Trí dùng một phần để hối lộ loạt quan chức từ Trung ương đến tỉnh Lâm Đồng. Số tiền còn lại, Nguyễn Cao Trí dùng chủ yếu để tái đầu tư, mua cổ phần, kinh doanh, trả nợ, cho vay hoặc thanh toán mua tài sản.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, chủ nhà của Hội nghị cấp cao BRICS, đã làm thất vọng cả những người chống thực dân và những người cảnh báo về phương Tây, khi thừa nhận vào tuần trước rằng các thành viên của khối "chưa thiết lập được” một hệ thống thanh toán để thách thức hệ thống ngân hàng toàn cầu giao dịch bằng đồng USD.

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày ra số báo đầu tiên (1/11/1946 – 1/11/2024), Báo CAND phát hành ấn phẩm An ninh thế giới số Đặc biệt bao gồm các bài viết hấp dẫn về lực lượng CAND, công tác đảm bảo an ninh trật tự và các vấn đề kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Mời độc giả đón đọc. 

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khi thảo luận tổ tại Quốc hội, chiều 26/10/2024, nêu rõ: “Tôi và nhiều người rất quan tâm, bức xúc về vấn đề lãng phí. Có những dự án nhìn thấy được, nhưng dân hỏi không trả lời được, như đất “vàng” để hàng chục năm trời cho cỏ mọc, phải có ai chịu trách nhiệm chứ, nếu không làm được thì thu hồi".

Gần đây, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự gia tăng giá nhà đất một cách bất thường. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này đến từ các chiêu trò “thổi giá” của những môi giới bất động sản. Với các thủ thuật tinh vi, một số nhóm môi giới không chỉ tạo nên cơn sốt đất ảo mà còn đánh lừa người mua về giá trị thực của tài sản.

Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên thế giới diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng mạnh cả về nguồn cung và nguồn cầu, đã có tác động mạnh mẽ đến công tác phòng, chống tội phạm ma túy trong nước ta.

Ngày 3/11, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại cơ sở kinh doanh karaoke Bình Minh Nhớ, có địa chỉ tại thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

Dấu mốc quan trọng nhất để làm nên tên tuổi của lực lượng PCCC Hòn Gai (tiền thân của Phòng Cảnh sát PCCC & CHCN Công an tỉnh Quảng Ninh ngày nay) chính là sự kiện ngày 1/8/1966, máy bay Mỹ đánh phá Hòn Gai, Quảng Ninh, Đội chữa cháy Hòn Gai thuộc Công an Thị xã Hòn Gai đã chiến đấu suốt 2 ngày đêm trên biển.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文