“Cuộc chiến ngoại giao” trước thềm phán quyết vụ kiện ở Biển Đông

04:56 01/05/2016
Theo kế hoạch, trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6, tòa án trọng tài biển quốc tế sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. 


Ở vào giai đoạn nước rút này, các quốc gia đều thực hiện những chiến dịch ngoại giao khôn khéo nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Có thể thấy rõ việc vận động hành lang của Bắc Kinh thông qua chuyến thăm các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN) của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tại Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc ở Singapore hôm 28-4 còn cho rằng, bất kỳ sự phân xử trọng tài nào cũng “đi ngược lại” Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các nước ASEAN đạt được năm 2002”.

Ông Lưu Chấn Dân còn đe dọa rằng: “Mọi sự chệch hướng khỏi DOC đều mang lại kết quả tiêu cực”. Thậm chí, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu tại một diễn đàn về an ninh quốc tế ở thủ đô Bắc Kinh hôm 28-4 còn nhấn mạnh rằng, tuyên bố tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán và trao đổi hữu nghị giữa các bên trực tiếp tham gia. Những nước ngoài khu vực, theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, như Mỹ không nên có vai trò gì trong các cuộc tranh chấp này.

Tàu USS John C Stennis của Mỹ bị Trung Quốc từ chối cập cảng Hong Kong. Con tàu này được Lầu Năm Góc đưa đi tuần tra ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông. Ảnh: US Navy/AFP.

Đồng thời, chính quyền Bắc Kinh vẫn giữ nguyên quan điểm từ chối tham gia tiến trình xét xử và bác bỏ phán quyết của tòa án về vụ kiện mà Philippines đang tiến hành. Chưa hết, Trung Quốc còn gián tiếp tuyên bố thông qua một bài báo trên tờ South China Morning Post rằng nước này sẽ khởi động công cuộc cải tạo, bồi đắp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Bắc Kinh-Manila đang tranh chấp để bổ sung thêm một đường băng tại đây… Đồng thời, Bắc Kinh cũng “khoe” rằng có hơn 10 quốc gia đang đứng về phía họ trong tranh chấp ở Biển Đông…

Về phía Philippines, chính quyền Manila giữ quan điểm là chờ phán quyết của tòa án để có những bước đi tiếp theo. Philippines cũng tạm thời từ chối lời mời “tham vấn thân thiện” mà Trung Quốc đưa ra bởi theo lập luận của nước này, từ năm 2012 đến nay, Manila đã ghi nhận nhiều trường hợp gây hấn của tàu Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng biển gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Hơn nữa, vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc cũng đề cập đến hai vấn đề liên quan đến hoạt động đánh bắt cá ở Biển Đông. Mỹ, quốc gia đang theo dõi sát sao vụ kiện và từng cử nhiều tàu chiến tới Biển Đông tuần tra để “thách thức” tuyên bố vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, hôm 29-4 đã kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN bảo vệ phán quyết của tòa án trọng tài biển.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken khẳng định, Trung Quốc không thể chơi trò hai mặt khi là thành viên chính thức phê chuẩn Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nhưng lại từ chối quy định của nó, bao gồm cả tính chất ràng buộc của bất kỳ cơ quan tài phán quốc tế nào. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thì nhấn mạnh, nước này quan ngại về khả năng cải tạo của Trung Quốc trên một bãi đá ngầm tranh chấp ở Biển Đông và rằng hành động này có thể dẫn tới nguy cơ tiềm tàng về một cuộc xung đột quân sự.

Nhiều nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa thì đang hối thúc chính quyền Tổng thống Barack Obama tăng cường đảm bảo an ninh hàng hải tại Biển Đông thông qua việc triển khai nhiều hơn các hoạt động tuần tra gần các đảo tranh chấp tại đây. Thượng nghị sỹ bang Colorado Cory Gardner, cho rằng, hiện nay việc triển khai các tàu Mỹ tại vùng biển này 3 tháng/lần “là chưa đủ để phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc”.

Nhiều quốc gia khác cũng tỏ thái độ lo ngại về tình hình hiện nay ở Biển Đông. Hôm 29-4, tờ The Australia dẫn lời cựu Ngoại trưởng nước này là Gareth Evans cho hay, "cuộc phiêu lưu" của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến Australia thay đổi quan điểm về khu vực này.

Theo ông Gareth Evans, với những gì đang xảy ra ở Biển Đông thì quả thực “trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ” đang bị phá vỡ, và nếu muốn khôi phục trật tự này, Trung Quốc cần thay đổi hành vi. Đầu tiên là nước này phải chấp nhận phán quyết của tòa án trọng tài biển về vụ kiện của Philippines; thứ nữa là phải từ bỏ yêu sách “đường chín đoạn” trên Biển Đông và hạn chế các hành động liên quan cải tạo rạn san hô hay bãi đá ngầm.

Ấn Độ thì bác bỏ thông tin rằng nước này về phe Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc Vikram Doraiswami trong buổi hội đàm của Viện phân tích quốc phòng Hàn Quốc hôm 29-4 khẳng định, New Delhi trung lập đối với tranh chấp ở Biển Đông, ủng hộ tự do hàng hải và kêu gọi các nước cùng tôn trọng quyền tự do này.

Đại sứ Vikram Doraiswami nói: “Chúng tôi công nhận rằng hiện có một tiến trình pháp lý đang diễn ra và chúng tôi sẽ đợi bất kỳ phán quyết nào được đưa ra”.

Sông Thương

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文