Đi tìm nguyên nhân tái phát bệnh của những người đã khỏi COVID-19

14:36 18/04/2020

Tại Hàn Quốc, các quan chức y tế đang cố gắng lý giải nguyên nhân 163 người đã khỏi bệnh COVID-19 nhưng sau đó tái nhiễm, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).

Dương tính trở lại đang là hiện tượng đáng lo ngại tại nhiều nước, trong đó có Hàn Quốc. Ảnh minh họa Getty Images. 

Tình trạng tương tự đã được ghi nhận ở Trung Quốc khi một số bệnh nhân đã xét nghiệm dương tính trở lại sau khi gần như hồi phục, mặc dù chưa có số liệu chính thức.

Điều này đặt ra câu hỏi liệu bệnh nhân có thể bị tái nhiễm virus Corona hay không?

Ở Hàn Quốc, tỷ lệ các trường hợp xét nghiệm lại dương tính tương đối thấp, chỉ khoảng 2,1% trong số 7.829 người đã khỏi bệnh, KCDC cho biết. Chưa có số liệu về số người đã khỏi bệnh được xét nghiệm lại.

Tuy nhiên, việc bệnh nhân được cho là đã khỏi bệnh nhưng lại dương tính trở lại hiện đang là một mối quan ngại trên toàn thế giới.

Phó giám đốc KCDC Kwon Joon-wook cho biết, cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân dương tính khi xét nghiệm lại có thể tiếp tục lây nhiễm bệnh, mặc dù khoảng 44% trong số họ có các triệu chứng nhẹ.

Ông Kwon cảnh báo vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về virus này, bao gồm cả vấn đề miễn dịch tự nhiên. Ông Kwon nhận định rằng COVID-19 là mầm bệnh thách thức nhất mà chúng ta phải đối mặt trong những thập kỷ gần đây .

Tàn dư của virus

Cho đến nay, lời giải thích có vẻ hợp lý nhất là xét nghiệm phát hiện tàn dư của virus trong cơ thể người.

KCDC đã kiểm tra lại ba trường hợp từ cùng một gia đình có bệnh nhân được xét nghiệm dương tính sau khi hồi phục. Trong mỗi trường hợp này, các nhà khoa học đã cố gắng ủ virus nhưng không thành công, điều đó cho họ biết rằng không có hiện diện của virus đang sống.

Giống như nhiều quốc gia, Hàn Quốc sử dụng phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR) để kiểm tra virus. Xét nghiệm RT-PCR hoạt động bằng cách tìm bằng chứng về thông tin di truyền của virus - còn gọi là RNA - trong một mẫu lấy từ bệnh nhân.

Theo ông Kwon, các xét nghiệm này vẫn có thể thấy các phần của RNA ngay cả sau khi người đó đã hồi phục vì các xét nghiệm này rất nhạy.

Lời lý giải tương tự cũng được đưa ra bởi một trong những chuyên gia hô hấp hàng đầu của Trung Quốc, Zhong Nanshan. Trong một cuộc họp báo đầu tuần này, ông nói rằng một người đã hồi phục có thể vẫn xét nghiệm dương tính vì những “mảnh” bệnh vẫn còn trong cơ thể họ.

Những lời giải thích khác

Ngoài ra, vẫn có những giả thuyết khác về lý do tại sao bệnh nhân dương tính trở lại, như lỗi trong xét nghiệm hoặc virus có thể đã được “kích hoạt lại”.

Nếu có lỗi trong xét nghiệm, bệnh nhân có thể bị “âm tính giả” hoặc “dương tính giả”. Nguyên nhân có thể là do các vấn đề về các hóa chất được sử dụng trong xét nghiệm và khả năng virus đang biến đổi theo cách mà nó không được xác định bằng xét nghiệm.

Trong một cuộc họp báo, ông Kwon nhận định xét nghiệm ít khả năng gặp lỗi. Tuy nhiên, ông cho biết các nhà khoa học đã sàng lọc các bệnh nhân đã xét nghiệm tái dương tính, để đảm bảo rằng kết quả dương tính của họ không chỉ là vấn đề với xét nghiệm.

Hiện tại, KCDC đang điều tra các trường hợp còn lại để có câu trả lời rõ ràng hơn.

Sự thay đổi trong kết quả xét nghiệm có thể gây phiền hà cho bệnh nhân. Jin Kim, nhập viện ở thành phố Daejeon của Hàn Quốc, đã xét nghiệm dương tính với virus Corona vào ngày 25/3, tuần này đã xét nghiệm âm tính, nhưng một ngày sau đó lại dương tính trở lại. Người này sẽ phải thực hiện ít nhất hai xét nghiệm nữa, vì cần ít nhất hai kết quả âm tính liên tục mới được cho là khỏi bệnh.

Liệu một người tái dương tính có lây bệnh cho người khác?

Ông Kwon cho biết, cho đến nay, không có bằng chứng nào về việc một người đã tái dương tính có thể lây bệnh.

Đây cũng là một mối quan tâm đè nặng lên tâm trí của người dân ở Mỹ. Trả lời câu hỏi về việc bệnh nhân tái dương tính, Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng, cho biết các chuyên gia vẫn chưa biết liệu một người đã hồi phục có thể loại bỏ các chuỗi RNA truyền nhiễm hay không.

“Đó là một câu hỏi vẫn chưa có lời giải, mặc dù các nhà khoa học đang thực sự nghiên cứu về vấn đề đó và nuôi cấy virus để xem xét khả năng đó có tồn tại hay không”, bà Birx nói thêm.

Sau khi bệnh nhân COVID-19 được tuyên bố là đã phục hồi, KCDC đề nghị bệnh nhân tiếp tục tự cách ly hai tuần. Trong một bài báo đăng trên tạp chí y khoa BMJ tuần này, Sung-Il Cho, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Đại học Seoul, cũng khuyên các bệnh nhân xuất viện nên cách ly trong một thời gian để đảm bảo không tái phát tán virus.

Ý nghĩa với kháng thể con người

Khi một người đang hồi phục khỏi virus, cơ thể họ tạo ra kháng thể. Kháng thể rất quan trọng vì chúng có thể ngăn chặn một người bị tái nhiễm cùng loại virus, vì cơ thể đã biết cách chống lại căn bệnh này.

Số bệnh nhân đã hồi phục tái dương tính với virus này đã làm dấy lên mối lo ngại về cách các kháng thể hoạt động để ứng phó với COVID-19.

Bà Birx cho biết đã có các bệnh nhân COVID-19 dường như đã phục hồi và phát triển các kháng thể, nhưng luôn có khả năng những trường hợp ngoại lệ không phát triển kháng thể với virus. “Những ngoại lệ đó luôn tồn tại, nhưng hiện tại chúng tôi không có (bất kỳ) bằng chứng nào cho thấy hiện trạng này phổ biến”.

KCDC có kế hoạch kiểm tra lại 400 mẫu bệnh phẩm từ những người bị nhiễm và hồi phục để xem mức độ miễn dịch mà cơ thể những người này có để chống lại COVID-19. Ông Kwon cho biết những xét nghiệm này có thể mất vài tuần.

Duy Tiến

Nhiều quy định được điều chỉnh và có nhiều quy định hoàn toàn mới được đề nghị tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo. Đặc biệt, trong đó có các quy định về quảng cáo trên mạng, quảng cáo thương hiệu Quốc gia trên đài truyền thanh cấp xã, quảng cáo sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đặc biệt như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (15/7), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 25mm như: trạm Làng Mô (Lai Châu) 33,2mm; trạm Mường Thín (Điện Biên) 25,6mm; trạm Du Già (Tuyên Quang) 28,8mm…

Bằng nhiều cách sau khi tiếp cận được “con mồi”, bà Châu đưa ra chiếc “bánh vẽ” kiếm tiền khiến cho nhiều người rơi vào “thiên la địa võng”. Những khoản tiền hàng tỷ đồng sau khi vào tay bà Châu, “nhà đầu tư” không thể nào đòi lại được…

TP Huế tiếp tục kích hoạt hệ thống hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến để tháo gỡ vướng mắc cho các xã, phường. Các tổ kỹ thuật chuyên trách được phân công "cầm tay chỉ việc" tại chỗ hoặc kết nối từ xa, hỗ trợ kịp thời cán bộ cơ sở.

Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay thế quy định tại Nghị định số 81/2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học từ bậc phổ thông đến đại học bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Tối 14/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 8 đối tượng trong đường dây buôn bán khí cười trái phép, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan. Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội) bị cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn, qua đó hưởng lợi 750 triệu đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.