Đối nghịch giữa Tây và Đông Âu trong phòng, chống COVID-19

09:27 07/05/2020
Một điều có thể dễ dàng nhận thấy khi nhìn vào bản đồ COVID-19 tại châu Âu: Những nước giàu có hơn ở Tây Âu, điển hình là Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp và Đức, đang chịu ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều so với những nước ở khu vực phía Đông châu lục.


Có nhiều yếu tố tác động đến việc so sánh số liệu liên quan đến dịch bệnh COVID-19 giữa các nước. Tuy nhiên, khi đặt lên bàn cân giữa một bên là các nước Tây Âu và phía bên kia là Đông Âu, sự đối lập về tỷ lệ liên quan đến COVID-19 quá rõ ràng đến nỗi khó có thể làm ngơ. 

Số liệu cho thấy, kể cả những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực Trung và Đông Âu vẫn có tỷ lệ ca nhiễm và tử vong trên mỗi triệu dân thấp hơn nhiều so với các nước Tây Âu. Ví dụ như: Slovakia có 1.413 ca mắc và 25 ca tử vong vì COVID-19, trong khi nước láng giềng Áo, vốn được coi là kiểm soát thành công đại dịch này trong số các nước Tây Âu, lại có số ca mắc cao gấp 10 lần và số ca tử vong cao gấp 20 lần dù dân số chỉ bằng một nửa Slovakia.

Các chuyên gia đưa ra một số nguyên nhân cho sự khác biệt nói trên, như tuổi thọ trung bình thấp hơn đồng nghĩa với việc số người cao tuổi dễ bị tổn thương cũng ít hơn, năng lực xét nghiệm trong cộng đồng, mật độ dân số và số lượng các chuyến bay thẳng từ các quốc gia đến Trung Quốc cũng thấp hơn… 

Thêm nữa, sự khác biệt trong cách thức kiểm soát dịch bệnh tại Tây và Đông Âu cũng rất khác nhau và điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thực tế. Ví dụ như việc bắt buộc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, biện pháp có thể làm giảm khả năng lây nhiễm đã được nhiều nước Đông Âu như CH Czech và Slovakia thực hiện từ trước đó rất lâu thì giờ mới bắt đầu phổ biến tại các nước Tây Âu.

Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất chính là những lệnh phong tỏa đã sớm được đưa ra tại hầu hết các nước trong khu vực này. Tại nhiều nơi, nỗi sợ về việc hệ thống chăm sóc sức khỏe nghèo nàn và nhiều hạn chế đã nhanh chóng được vượt qua nhờ những chính sách quyết liệt. Trong khi đó, các nước Tây Âu tin rằng, họ vẫn còn “rất nhiều lựa chọn khác”. 

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài là yêu cầu bắt buộc ở Czech, nước sớm đưa ra các biện pháp phong tỏa chống COVID-19. Ảnh AP.

“Anh và Thụy Điển đều cho rằng mình có thể đề ra những chính sách hiệu quả giúp ngăn ngừa và phòng chống dịch COVID-19 mà không gây tác động nhiều đến hệ thống y tế quốc gia, nhưng thực tế không phải vậy”, theo chuyên gia khoa học chính trị Ben Stanley từ Đại học SWPS ở Warsaw, Ba Lan. 

Người dân các nước Đông Âu cũng sẵn sàng hơn trong việc tuân theo các mệnh lệnh từ nhà chức trách, chia sẻ khó khăn với Chính phủ của họ trong đại dịch COVID-19 hơn và cũng ít “lên tiếng phản đối” như người dân ở các nước Tây Âu và Mỹ, nơi đã diễn ra hàng loạt cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa và yêu cầu mở lại nền kinh tế.

Hy Lạp, một quốc gia đã sớm thực hiện các lệnh đóng cửa nghiêm ngặt để đối phó với COVID-19 và tránh cho hệ thống y tế vốn đã bị tổn thương nặng nề vì các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để cứu vãn nền kinh tế, cũng có các số liệu thấp đáng kinh ngạc. Với dân số 11 triệu người, Hy Lạp đến nay chỉ ghi nhận là 2.642 ca nhiễm và 142 ca tử vong, theo số liệu của Đại học John Hopkins, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia Tây Âu. 

“Giống như nhiều quốc gia Trung và Đông Âu, Hy Lạp có một hệ thống y tế rất mong manh. Điều này khiến Chính phủ Hy Lạp phải đưa ra các biện pháp khẩn cấp sớm hơn rất nhiều so với Chính phủ các nước Tây Âu vốn rất tự tin vào hệ thống y tế của họ”, chuyên gia kinh tế chính trị George Pagoulatos tại Quỹ Hellenic về chính sách châu Âu và đối ngoại nhận định. 

Người ta cho rằng, sự tích cực và chủ động trong chống dịch sẽ giúp Hy Lạp phần nào lấy lại uy tín trên trường quốc tế sau nhiều năm liền xuất hiện trên nhiều tít báo không mấy tích cực, bị coi là “con cừu đen” của châu Âu liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công. Gần đây, Hy Lạp và Czech đều đã có tên danh sách 7 nước ứng phó thành công với dịch COVID-19 mà Thủ tướng Áo Sebastian Kurz mời tham dự một hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm.

Dù vậy, một số nước miền Trung châu Âu cho rằng, những nỗ lực và thành quả trong cuộc chiến chống COVID-19 của họ vẫn chưa được ghi nhận đầy đủ. Theo các chuyên gia tại Trung và Đông Âu, điều này xuất phát từ “thái độ kẻ cả” của các nước Tây Âu sau một thời gian dài bảo trợ về kinh tế cho các nước Đông Âu. 

Branko Milanovic, chuyên gia kinh tế người Mỹ gốc Serbia, nhận định, điều này bắt nguồn từ việc hơn 30 năm các nước Tây Âu luôn coi mình ở vị thế cao hơn có thể “lên lớp” các nước Đông Âu. “Bất kỳ khi nào Tây Âu nhắc đến Đông Âu, đó thường là những điều không mấy tốt đẹp kiểu như: Hãy xem này, chúng tôi rất tuyệt, còn các ông thật tệ hại. Nhưng khi COVID-19 bùng phát, những nước từng dạy dỗ lại đang kiểm soát dịch bệnh tệ hơn nhiều so với những nước từng bị lên lớp”, Milanovic cho biết.

Chung quan điểm này, chuyên gia khoa học chính trị Veronica Anghel tại Đại học Stanford, Mỹ, cho rằng, các quốc gia Đông Âu “xứng đáng được ghi nhận nhiều hơn về nỗ lực phòng chống COVID-19”. “Nhiều quốc gia đã triển khai kịp thời các biện pháp phong toả. Đây là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của họ. Hungary, Romania và Bulgaria khi đó dường như đã rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn, bất kỳ trường hợp mắc COVID-19 mới nào cũng có thể khiến hệ thống y tế những nước này sụp đổ”, Anghel nhận định.

Tuy vậy, các quan chức tại khu vực vẫn cảnh báo về khả năng xảy ra “làn sóng bùng phát thứ hai”. Vì vậy, nhiều quốc gia dù đã tạm thời nới lỏng lệnh phong toả nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới nhằm ngăn chặn hoặc ít nhất là cách ly người nước ngoài vào Đông Âu.

Gia Khoa

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

Hơn 2 năm kể từ khi nhận được phát động và thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, đến nay, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận đỡ đầu 42 trẻ mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 5/11, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary (số 166A đường Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) số tiền 95 triệu đồng; đình chỉ hoạt động cơ sở này trong thời hạn 3 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trong thời hạn 2 tháng; buộc cơ sở này tháo gỡ, tháo dỡ, xóa nội dung quảng cáo chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.

Ngày 5/11/2024, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với UBND phường Tiến Thành tổ chức cho anh Trần Văn T., (SN 1986, thường trú xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài) xin lỗi công khai Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Đồng Xoài, do đã có hành vi xúc phạm, lăng mạ bằng lời nói đối với người thi hành công vụ.

Từ đêm qua đến sáng nay (5/11), tại TP Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài gây ngập cục bộ trên nhiều tuyến đường, có đoạn ngập sâu gần 1m khiến người dân và phương tiện không thể lưu thông. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã lập nhiều điểm chốt chặn một số tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở núi để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文