EU tìm kiếm lãnh đạo mới trong bất đồng

11:11 30/05/2019
Kết quả đầy bất ngờ và làm rung chuyển các liên minh truyền thống trong của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu mới đây đã khiến cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Ủy ban châu Âu trở nên nóng hơn bao giờ hết.


Hiện tại, dù chiến dịch này vẫn chỉ đang ở vòng khởi động, nhưng chính lãnh đạo các "đầu tàu" của khối lại vấp phải những bất đồng sâu sắc trong việc đặt ra tiêu chuẩn cho người kế nhiệm Chủ tịch JeanClaude Juncker.

Bất đồng giữa hai đầu tàu EU Ngày 29-5 (giờ Việt Nam), một cuộc họp Thượng đỉnh không chính thức giữa lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra tại Brussels, nhằm thảo luận về việc phân chia các vị trí quyền lực bao gồm chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, chủ tịch Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay vị trí Cao uỷ phụ trách Đối ngoại và An ninh châu Âu.

Vị trí Chủ tịch Ủy ban châu Âu sẽ tạo ra cuộc đua "nghẹt thở" bởi các đảng sẽ phải liên minh để giành đa số tuyệt đối. Nguồn: Getty Images

Tuy nhiên, mẫu thuẫn đáng chú ý nhất tính tới thời điểm hiện tại chính là việc lựa chọn người giữ chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu thay cho ông Jean Claude Juncker. Euronews cho biết, nước Đức muốn giữ cơ chế “spitzenkandidat”, có nghĩa là lực lượng chính trị nào đứng đầu Nghị viện châu Âu thì người của lực lượng đó sẽ giữ chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu.

Ngay sau khi kết quả bầu cử Nghị viện được công bố hôm 27-5, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công khai ủng hộ ông Manfred Weber, một chính trị gia người Đức (46 tuổi) và hiện là chủ tịch nhóm nghị sĩ của các đảng Nhân dân châu Âu (EPP) tại Nghị viện.

Cơ chế "spitzenkandidat" từng được sử dụng hồi năm 2014 để bầu ông JeanClaude Junker làm Chủ tịch và được các nghị sỹ đánh giá thể hiện sự lựa chọn dân chủ hơn. Tuy nhiên, phản bác lại tuyên bố của Berlin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron yêu cầu hủy bỏ cơ chế này.

Ông Macron nhấn mạnh rằng, người kế nhiệm của ông JeanClaude Juncker có thể làm nam hoặc nữ, nhưng cần có khả năng thu hút bằng một kế hoạch sáng tạo. Các chuyên gia cho hay, Chính phủ Pháp hiện đang phản đối ông Manfred Weber giữ chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu vì lo ngại một chính trị gia người Đức nắm giữ cương vị này sẽ tạo nên các ảnh hưởng bất lợi đến Pháp, nước hiện đang có nhiều khác biệt trong quan điểm cải tổ EU so với Đức.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn việc lựa chọn Chủ tịch Uỷ ban châu Âu phải được đưa ra thảo luận công khai ở Hội nghị Thượng đỉnh khối. Một số ứng viên được ông Macron nêu tên là Frans Timmermans, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, người Hà Lan và là ứng cử viên của nhóm đảng Dân chủ xã hội (ESP) hay bà Margrethe Vestager, Uỷ viên châu Âu phụ trách cạnh tranh, người Đan Mạch, ứng cử viên của nhóm đảng Dân chủ tự do.

Đáng chú ý, ông Macron còn nêu tên ông Michel Barnier, người Pháp và hiện là Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU. Theo DW, ngày 29-5, bà Angela Merkel thông báo đã có cuộc thảo luận song phương với Tổng thống Pháp về các bất đồng, nhưng không tiết lộ cụ thể tình hình.

Được biết, trong cuộc Thượng đỉnh không chính thức nêu trên, lãnh đạo các nước thành viên EU đã thống nhất sẽ chốt tên của ứng viên cho chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu, tại Hội nghị Thượng đỉnh EU dự kiến diễn ra vào hai ngày 21-6 và 22-6 tới.

Phức tạp và khó đoán Theo quy định của các hiệp ước EU, Hội đồng châu Âu gồm lãnh đạo 28 quốc gia thành viên sẽ chỉ địnhChủ tịch Ủy ban châu Âu, sau đó Nghị viện mới gồm 751 thành viên sẽ xem xét phê chuẩn sự lựa chọn của họ.

Giới quan sát đánh giá, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2019 tuy chưa tạo ra cú "lộn ngược dòng" nhưng cũng đủ để thay đổi tương đối mạnh cán cân quyền lực giữa các lực lượng chính trị tại châu Âu. Do đó, cuộc cạnh tranh vị trí Chủ tịch Ủy ban châu Âu sẽ rất quyết liệt bởi hai lực lượng chính là các đảng Nhân dân châu Âu (EPP) và các đảng Dân chủ - Xã hội (ESP) đã không còn giữ được đa số tuyệt đối, mà đều để mất từ 30 đến 40 ghế so với cuộc bầu cử cách đây 5 năm.

Kết quả mà Nghị viện châu Âu công bố cho thấy, EPP theo đường lối bảo thủ giành được 180 ghế và ESP đạt 146 ghế. Vì vậy, các lực lượng này chắc chắn sẽ phải đi tìm kiếm liên minh, ít nhất với ba hoặc thậm chí là bốn nhóm đảng để có đa số vững chắc (376/751 phiếu ủng hộ) chứ không phải là hai đảng như trước đây.

Ngoài ra, một Nghị viện châu Âu phân mảng như hiện nay cũng đồng nghĩa với việc tìm kiếm đồng thuận sẽ càng phức tạp hơn và mọi sự thỏa hiệp sẽ trở nên khó đoán định. Theo kế hoạch, Nghị viện châu Âu khoá mới sẽ có phiên họp đầu tiên vào ngày 2-7 và sẽ chính thức thảo luận việc lựa chọn người thay thế ông JeanClaude Juncker từ ngày 1-11.

Trong một diễn biến khác, giới chuyên gia nhận định việc đảng Brexit, một đảng mới thành lập có lập trường ủng hộ Anh rời khỏi EU giành 31,6 % phiếu bầu (tương đương 29 ghế tại Nghị viện châu Âu), sẽ làm gia tăng khả năng nước Anh rời khối mà không đạt được bất kỳ một thỏa thuận nào.

Được biết, trong cuộc bầu cử này thì đảng Dân chủ Tự do thân châu Âu giành được 20,3% số phiếu, Công đảng đối lập chính có được 14,1% số phiếu, đảng Xanh 12,1% và đảng Bảo thủ của Thủ tướng Theresa May chỉ được 9,1% số phiếu ủng hộ. Đây là kết quả tồi tệ nhất của đảng Bảo thủ tại một cuộc bầu cử quốc gia ở Anh trong gần 200 năm qua.

Truyền thông địa phương cho biết, sau kết quả bỏ phiếu nêu trên, nhiều cử tri đã lên tiếng ủng hộ Brexit không thỏa thuận, đồng thời nhiều ứng viên cho vị trí của bà May nhấn mạnh Anh sẽ rời EU trước thời hạn mới nhất là ngày 31-10, dù có đạt thỏa thuận hay không.

Linh Đan

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文