Lằn ranh đỏ trong quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ

08:05 29/11/2015
Vẫn chưa có một dấu hiệu nào cho thấy căng thẳng trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hạ nhiệt. Không chỉ dừng lại ở việc đấu khẩu, thách thức nhau, Moskva và Ankara còn đang chuẩn bị cho một “trận chiến thương mại” bằng việc đưa ra các đòn trừng phạt.

Có thể nói rằng, vụ máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ đã làm thay đổi bàn cờ chính trị ở Trung Đông và châu Âu. Mối quan hệ ngoại giao giữa một số quốc gia trong 2 khu vực này mà cụ thể là Moskva và Ankara vốn đã “lỏng lẻo” nay càng trở nên lạnh lùng, xa cách, thậm chí là có nguy cơ đối đầu nhau. Và dù cộng đồng quốc tế đã cùng lên tiếng kêu gọi hai bên giảm căng thẳng, đối thoại nhưng xem ra cả hai vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho một bước tiến để xích lại gần nhau.

Kết quả là, lời đề nghị gặp gỡ trực tiếp tại thủ đô Paris của Pháp khi tới tham dự Hội nghị của Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gửi đến Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị từ chối thẳng thừng. Đáp lại, người đứng đầu chính quyền Ankara cũng tỏ thái độ cứng rắn hơn khi cảnh báo “Nga đừng đùa với lửa” và đừng gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ.

Chưa hết, ông Tayyip Erdogan còn bày tỏ sự tức giận với Nga vì đã tạm giữ 39 doanh nhân người Thổ Nhĩ Kỳ với lý do không có visa nhập cảnh. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói: “Nga đang đùa với lửa khi sử dụng sự cố này như một cái cớ để thực hiện những cáo buộc không thể chấp nhận được đối với chúng tôi và đi xa hơn nữa là ngược đãi công dân của chúng tôi, những người đã đến Nga làm ăn buôn bán”.

Với Nga, thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ càng khiến nước này đẩy nhanh kế hoạch tiến hành những lệnh trừng phạt kinh tế mới. Theo các nhà phân tích, Nga đang thực hiện từng bước của một kế hoạch khá bài bản. Đầu tiên là nước này khuyến cáo công dân không nên đi du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp đó, Bộ Ngoại giao tiếp tục ra thông cáo kêu gọi công dân Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ về nước.

Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov còn đưa ra những thông tin mới về các quy định đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ như việc đình chỉ chế độ miễn thị thực với công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1-1-2016. Song song với đó, Nga đã tạo nhiều áp lực vào Thổ Nhĩ Kỳ khi gia tăng hoạt động không kích ở Syria. Ngày 28-11 là ngày thứ 4 liên tiếp Nga tiến hành không kích vào vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, gần khu vực chiếc Su-24 bị bắn hạ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vẫn chưa nói chuyện trực tiếp với nhau kể từ sau vụ máy bay Su-24 bị bắn hạ.   Ảnh: AP

Tổng cộng, gần 20 mục tiêu đã bị không kích và theo phân tích dữ liệu của hãng Reuters, có cả các địa điểm nơi đông dân người sắc tộc Thổ sinh sống ở Tây Bắc Syria. Khu vực phía Bắc tỉnh Latakia, miền Tây Syria cũng chịu nhiều đợt bom dội. Một số hãng truyền thông của Đức thì đưa tin rằng, rất có thể, trong thời gian tới Nga sẽ hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad cả bằng bộ binh và pháo binh. Tờ báo Bild còn nhận định, cùng với sự xuất hiện của các tàu chiến, hệ thống phòng không S-400 của Nga được triển khai ở Latakia đang tạo thế “gọng kìm” nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định triển khai hệ thống này với mục đích bắn hạ bất cứ mục tiêu nào nguy hiểm đối với máy bay Nga. Theo Zvezda TV, hệ thống phòng không S-400 được triển khai chỉ cách khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ có 50km và có khả năng bắn hạ tất cả các loại mục tiêu đường không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo, với tốc độ phóng gấp 6 lần tốc độ âm thanh.

Một trong những con bài chủ chốt mà Nga đang dùng để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ chính là chiến dịch triệt đường buôn lậu dầu mỏ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Giới quan sát nhận định, không phải ngẫu nhiên mà Nga lại tung ra những bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa Bilal Erdogan, con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan với một thủ lĩnh cấp cao của IS và cáo buộc anh này cùng buôn lậu dầu với IS. Bởi lẽ, nguồn cung tài chính cho IS đang là vấn đề nhức nhối nhất của liên minh quốc tế chống khủng bố. Vì vậy, khi Nga nêu vấn đề buôn lậu dầu mỏ và tuyên bố ưu tiên cho chiến dịch chặn đứng tuyến đường vận chuyển dầu lậu qua vùng biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, khó có quốc gia nào lại lên tiếng phản đối…

Rõ ràng, dù chưa có những cuộc đấu khẩu mạnh mẽ hay những đòn trừng  phạt trả đũa, song vụ việc Nga - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang thực sự chiếm lĩnh mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế và hai bên đang ngày càng tiến sát đến lằn ranh đỏ của sự phá hủy một mối giao bang.

Azerbaijan đề nghị làm trung gian hòa giải căng thẳng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev trong buổi tiếp Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 27-11 tuyên bố, chính quyền Baku sẵn sàng làm trung gian hòa giải căng thẳng Moskva-Ankara. Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Azerbaijan, ông Novruz Mammadov cũng đã đưa ra tuyên bố này và nói: “Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh thân cận của chúng tôi. Nga cũng là một người bạn lâu năm. Azerbaijan đều có quan hệ láng giềng thân thiết với hai quốc gia này từ trong lịch sử. Vì thế, chúng tôi sẵn sàng đứng ra để cùng hai bên giải quyết bất đồng”. Nhà phân tích chính trị Sergei Markov nhận định: “Chính quyền Ankara đang cần một nhà trung gian để hòa giải với Moskva. Chúng ta thấy rõ ràng là Baku phản đối xung đột chứ không đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ hay với Nga. Đây là một ý tưởng hay”. Còn nhà phân tích chính trị người Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Aksay thì gọi Azerbaijan là “ứng viên thích hợp nhất” cho vị trí làm trung gian hòa giải. (Châu Anh)


Phan Hiển

Thực hiện Chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80, chiều 26/12, Bộ Công an tổ chức 6 Tổ thảo luận nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2024. Với phương châm "đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, với tinh thần nêu gương, nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật, nói hết" mà Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo tại phiên khai mạc hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bàn giải pháp khắc phục, phát huy thời gian tới.

Với vai trò là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Phó Trưởng ban Dân nguyện, tuy nhiên thay vì “công, chính, liêm, minh” nói lên tiếng nói của các cử tri, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng vị trí, quyền hạn của mình để “bảo kê” cho một số đối tượng kiểu “xã hội đen” cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp. Sự đan chéo lợi ích nhuốm mùi tiền giữa các đối tượng đã khiến cựu ĐBQH trên bất chấp quy định, bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân.

Chiều 26/12/2024, tại Họp báo thông báo tình hình kết quả công tác Công an năm 2024 do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thông tin về xử lý vụ việc liên quan quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện quan hệ nếu Washington có ý định nghiêm túc thực hiện điều đó và Mỹ phải là người hành động trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 26/12 nhấn mạnh.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết: Liên quan đến vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị, ngày 25/12, đơn vị đã khởi tố thêm 9 bị can, đồng thời triệu tập 20 đối tượng để mở rộng điều tra.

Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng bắt giữ B.V.L (SN 1994), để điều tra, làm rõ các loại hóa chất dùng để chế tạo pháo nổ trái pháp luật.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai về hành vi môi giới, đưa và nhận hối lộ.

Chiều 26/12, tại họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác Công an năm 2025 của Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Phúc Sơn.

Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 26/12 cho biết đã phá vỡ một số âm mưu của các cơ quan tình báo Ukraine nhằm ám sát các sĩ quan cấp cao của Nga và gia đình họ tại Moscow bằng cách sử dụng bom được ngụy trang thành sạc dự phòng hoặc cặp tài liệu, Reuters đưa tin.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文