Leo thang căng thẳng Nga-Ukraine

09:05 25/03/2017
Sóng gió trong quan hệ vốn "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa Nga và Ukraine lại nổi lên khi Kiev tiếp tục đưa ra những lời cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Moscow trong vụ sát hại cựu nghị sĩ Denis Voronenkov bên ngoài một khách sạn ở Kiev. 

Thậm chí, sự đối đầu giữa chính phủ hai nước còn lan rộng sang cả những lĩnh vực ngoài chính trị như cuộc thi ca khúc Eurovision.

Theo một thông báo được giới chức Ukraine đưa ra hôm 23-3, ca sĩ khuyết tật nổi tiếng người Nga Yuliya Samoilova đã bị cấm nhập cảnh vào Ukraine để tham gia Cuộc thi ca khúc truyền hình châu Âu 2017 (Eurovision 2017). 

Lý do mà chính quyền Kiev đưa ra là vì báo cáo của cơ quan an ninh Ukraine (SBU) xác nhận rằng, cô Yuliya Samoilova từng trình diễn ở bán đảo Crimea sau khi bán đảo này rời khỏi Ukraine, sáp nhập vào Nga.

Ukraine đang cáo buộc Nga liên quan đến vụ sát hại cựu nghị sĩ Denis Voronenko. Ảnh: AAP

SBU khẳng định, việc một người từng đến bán đảo Crimea mà không có sự cho phép của Kiev là vi phạm luật của Ukraine và người đó sẽ bị cấm nhập cảnh vào nước này trong vòng 3 năm. Ngoài ca sĩ khuyết tật Yuliya Samoilova, SBU còn lập một danh sách đen gồm 140 nghệ sĩ Nga được cho là chống đối chính quyền Kiev khi công khai ủng hộ việc sáp nhập Crimea vào Nga... 

Giới phân tích âm nhạc cho rằng, việc thiếu vắng Yuliya Samoilova trong cuộc thi Eurovision 2017 là một thiệt thòi lớn cho chính cô ca sĩ này và làng nhạc Nga bởi lẽ các kết quả bốc thăm cho thấy phần thi của Nga diễn ra vào ngày thứ 2 vòng bán kết được cho là khá thuận lợi và ca sĩ khuyết tật này đang được đánh giá là một trong những người có thể vào được vòng chung kết dự kiến diễn ra vào ngày 13-5.

Eurovision là một chương trình truyền hình lâu đời trên thế giới và được xem nhiều nhất trên thế giới với số khán giả theo dõi trực tiếp trong những năm gần đây từ 100 triệu đến 600 triệu người. Liên đoàn truyền hình châu Âu (EBU), nhà tổ chức Eurovision 2017 cũng gọi đây là một sự đáng tiếc và "hoàn toàn thất vọng" vì quyết định của chính phủ Ukraine. 

Trong khi đó, phía Nga cáo buộc Ukraine đã đem vấn đề chính trị vào việc giải quyết những gì liên quan đến giải trí, âm nhạc. Bộ Ngoại giao Nga coi quyết định của Kiev là "hành động vô nhân đạo" và khẳng định người Nga sẽ không thay thế ca sĩ Yuliya Samoilova bằng một nghệ sĩ khác chỉ để thi Eurovision. 

Nhưng câu chuyện về việc cấm ca sĩ Nga biểu diễn ở chương trình Eurovision chưa dừng lại ở đó. Ukraine lại tiếp tục "chọc giận" Moscow bằng việc đưa ra thêm nhiều cáo buộc mới liên quan đến vụ sát hại cựu nghị sĩ Nga Denis Voronenkov ở bên ngoài một khách sạn ở thủ đô Kiev. 

Hãng Reuters dẫn lời một nguồn tin từ cảnh sát Ukraine cho hay, cựu nghị sĩ Nga Denis Voronenko là một nhân chứng quan trọng trong vụ án liên quan đến cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Ông này đã sang Ukraine sinh sống hồi năm ngoái nhằm giúp chính quyền Kiev hoàn thành hồ sơ tố cáo cựu Tổng thống Viktor Yanukovych tội phản quốc. 

Báo cáo của cơ quan cảnh sát Ukraine cho biết, thủ phạm đã dùng súng lục bắn ông Denis Voronenko và chính quyền Kiev cho rằng Nga đứng đằng sau vụ việc. Thậm chí, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko còn gọi Nga là "một quốc gia khủng bố" và rằng rất có thể, Moscow cũng liên quan đến vụ nổ kho cất trữ khoảng 138.000 tấn đạn dược đặt tại thành phố Balakleya, cách giới tuyến với lực lượng ly khai khoảng 100km.

Cho đến nay, Nga vẫn bác bỏ mọi cáo buộc mà phía Ukraine đưa ra đồng thời yêu cầu giới chức chính quyền Kiev cần phải thận trọng hơn trong phát ngôn liên quan đến chính quyền Moscow. 

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định: "Chúng tôi tin rằng tất cả những luận điểm dối trá về việc Nga liên quan đến những vụ này đều rất vô lý". Nhiều nhà phân tích nhận định, mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa Nga-Ukraine xuất phát từ năm 2014 (thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea) sẽ còn tiếp diễn căng thẳng hơn nữa. 

Điều đáng chú ý là ngoài các tranh cãi dai dẳng về vấn đề kinh tế, hiện nay, hai bên bắt đầu tận dụng các lĩnh vực khác để trả đũa lẫn nhau. Đáng tiếc là mâu thuẫn này có vẻ không thể điều hòa được ngoại trừ việc chính hai bên tự "hạ hỏa". 

Gia Nam

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文