Liên hợp quốc có thể làm nên lịch sử cho người tị nạn và di cư

08:07 21/09/2016
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về người di cư và tị nạn của Liên hợp quốc (LHQ), nhiều quan chức cấp cao của LHQ đã nhấn mạnh đến vai trò “đầu tàu” của LHQ và kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới cùng đồng tâm hiệp lực đối phó với những khủng hoảng toàn cầu đang nảy sinh.

Theo tin từ hãng Reuters, ngay sau lễ khai mạc hôm 19-9 (theo giờ Mỹ), các nhà lãnh đạo của 193 quốc gia thành viên LHQ đã thông qua Tuyên bố New York nhằm giải quyết vấn đề người di cư và tị nạn một cách hiệu quả hơn.

Tuyên bố kêu gọi tất cả các đối tác cùng hợp sức thực hiện những cam kết chung gồm: bảo vệ quyền con người của tất cả những người di cư và tị nạn; tăng cường hỗ trợ các quốc gia bị làn sóng di cư và tị nạn ảnh hưởng nặng nề nhất; trợ giúp những người dân đang tuyệt vọng trong các cuộc khủng hoảng kéo dài; đảm bảo trẻ em di cư tị nạn được đi học; cải thiện các hoạt động tìm kiếm và giải cứu người di cư và tị nạn; tăng cường ngân sách viện trợ nhân đạo và tái định cư cho người tị nạn.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Giám đốc Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) William Lacy Swing khẳng định: “Có 3 yếu tố làm cho thỏa thuận mang tính bước ngoặt gồm: xu hướng toàn cầu, sự tin cậy và thời gian. Sự di cư đang bị điều khiển bởi các yếu tố như nhân khẩu học, thiên tai, các cuộc cách mạng kỹ thuật số, công nghệ, sự chênh lệch Bắc-Nam và suy thoái môi trường. Đây cũng đều là ưu tiên trong hành động của tất cả các chính phủ. Thế giới đang đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng phức tạp xảy ra đồng thời. Di cư là điều không thể tránh khỏi nhưng chúng ta cần có chính sách để điều chỉnh nó. Để làm như vậy thì phải học cách quản lý sự đa dạng văn hóa và tôn giáo”.

Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về người di cư và tị nạn của Liên hợp quốc diễn ra tại New York (Mỹ) hôm 19-9. Ảnh: UN

Trong khi đó, Cao ủy LHQ về người tị nạn Filippo Grandi thì cho rằng, Tuyên bố New York mà các nước vừa đạt được đã đánh dấu một cam kết chính trị của nỗ lực lớn lao chưa từng có. Tuy nhiên, các nước cũng cần phải thể hiện sự hợp tác và chia sẻ trách nhiệm thực sự đối với người di cư theo đúng tinh thần của Hiến chương LHQ.

Nhấn mạnh vấn đề này, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói, từ Tuyên bố New York đến hành động cụ thể là một bước đi dài.

Người đứng đầu tổ chức lớn nhất thế giới bày tỏ hy vọng rằng các quốc gia sẽ thực thi nghiêm túc Tuyên bố này để tạo ra một cơ chế ổn định trong việc giải quyết tình trạng di cư, tị nạn đang đẩy thế giới trước bờ vực của các cuộc khủng hoảng mới.

Các con số thống kê của Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn cho biết, tính đến cuối năm 2015, thế giới có 65,3 triệu người không nhà cửa, con số cao nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần 2.

Hầu hết những người phải rời bỏ quê hương ra đi đều bị đe dọa tính mạng khi trên đường tháo chạy. Nhiều người trong số họ đã rơi vào bẫy của các tổ chức tội phạm. Những người may mắn sống sót, đến được một nơi nào đó để trú ngụ thì lại luôn sống trong sự sợ hãi và khinh bỉ, tấn công…

Minh chứng lớn nhất cho việc này chính là những gì đang xảy ra ở châu Âu. Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) từng thông báo rằng, làn sóng di cư vào châu lục này đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân cũng như công việc giữ gìn đảm bảo an ninh.

Đến nay, Chánh văn phòng Europol Brian Donald phải thừa nhận rằng, có tới gần 10.000 trẻ em di cư được báo cáo là mất tích và nhiều khả năng đã bị đẩy vào các con đường xấu.

Nói về vấn đề này, Cao ủy LHQ về nhân quyền Zeid Raad Al Hussein đã kêu gọi các nước “chống lại những phần tử cố chấp lợi dụng vấn đề chủng tộc” tìm cách gây dựng tầm ảnh hưởng thông qua định kiến và lừa dối, gây hại cho một bộ phận dễ tổn thương nhất”.

Cũng theo ông Zeid Raad Al Hussein thì cần phải có giải pháp sớm cho vấn đề bài ngoại, đặc biệt là ở châu Âu.

Các nhà phân tích nhận định, dù chưa đi vào thực hiện nhưng Tuyên bố New York đang được xem là kim chỉ nam hành động cho việc đối phó với tình trạng di cư và tị nạn trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, người ta vẫn mong chờ một giải pháp cụ thể hơn kèm những khoản tài trợ tài chính khổng lồ tại cuộc họp thượng đỉnh thứ 2 được Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì trong ngày 20-9 (theo giờ Mỹ) với sự tham gia của 40 quốc gia.

Hiện Nhật Bản, Anh, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ cấp thêm khoảng 3 tỷ USD viện trợ nhân đạo để giúp LHQ đối phó với cuộc khủng hoảng tị nạn toàn cầu.

Gia Nam

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích”, khởi tố bị can cũng với tội danh trên với Vũ Ngọc Thịnh (SN 1956, trú tại thôn Lê Tiến, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng), đối tượng đã đến tận nhà hành hung cụ ông thương binh 82 tuổi, 57 năm tuổi Đảng, ở thôn Lê Tiến.

Ngày 17/12, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Công an TP Đồng Xoài  đã mời Bùi Văn Hoàng Anh (SN 1989, ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) đến làm việc liên quan đến vụ đánh tài xế xe tải khi dừng đèn đỏ trên đường ĐT.741 chiều 15/12. 

Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ GTVT ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025.

Ngày 17/12, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến đường Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Trong đó, lực lượng CSGT tập trung kiểm tra, phát hiện và xử lý tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm giao thông cũng như phụ huynh học sinh, người giám hộ, người giao phương tiện cho các em học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển.

Việc các cơ quan chính phủ và quân đội bị rò rỉ thông tin qua các phần mềm và ứng dụng điện thoại không phải là mới. Nhiều nước đã có quy định yêu cầu quan chức, nhân viên chính quyền và binh lính không được sử dụng một số thiết bị, ứng dụng nhất định khi đang thực hiện nhiệm vụ. Nhưng nhà chức trách sẽ đối phó như thế nào với việc thông tin mật bị lộ bởi vì hoạt động riêng tư của nhân viên.

Khi đến đoạn cầu Vực thuộc phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) thì nhóm 6 đối tượng phát hiện 4 thanh thiếu niên khác đang đi trên 2 xe máy nên sử dụng vỏ chai bia chặn đánh, ném vào nhóm này. Hậu quả, 1 trong số các bị hại bị chấn thương sọ não, tỷ lệ tổn thương là 22%.

Bước đầu xác định nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn liên quan đến việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa anh Mạc Văn Huy với chị Dương Thị Phượng (mẹ đẻ cháu M.A) hiện đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Cho rằng bố đẻ và ông nội là M.V.Đ đã chèn ép mẹ đẻ nên vào chiều 9/12, cháu M.A sử dụng tài khoản Zalo nhắn tin chửi bới, xúc phạm ông nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文