Mỹ-Ấn Độ gỡ rối quan hệ đồng minh

07:38 25/02/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Ấn Độ từ khi nhậm chức năm 2016, được kì vọng là sẽ giúp phần nào hàn gắn bất đồng giữa hai nước, thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn.

Theo đúng lịch trình được công bố, chuyến thăm được coi là lịch sử của Tổng thống Trump tới Ấn Độ đã bắt đầu tại bang miền Tây Gujarat, quê của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từ trưa 24-2. Tại sân bay thành phố Ahmedabad, thủ phủ bang Gujarat, ông Trump và Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump được chào đón bởi đích thân thủ tướng nước chủ nhà. 

Dọc tuyến đường di chuyển của ông Trump, hàng ngàn người đã đứng dưới các tấm bảng quảng cáo cỡ lớn với dòng chữ “hai tính cách năng nổ, một sự kiện trọng đại” và “hai quốc gia mạnh mẽ, một tình bạn tuyệt vời” mô tả quan hệ hai nước để chào mừng ông chủ Nhà Trắng.

Trong bài phát biểu tại sân vận động criket lớn nhất thế giới ở bang Gujarat trước gần 100.000 người chiều cùng ngày, Tổng thống Trump đã dành những lời có cánh cho mối quan hệ với Ấn Độ. “Chúng tôi yêu các bạn Ấn Độ, chúng tôi yêu các bạn rất nhiều!”, Tổng thống Trump nói. 

Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết, trong chuyến thăm này, hai bên sẽ bàn bạc về một thỏa thuận thương mại quan trọng có lợi cho cả đôi bên. Tiết lộ thêm về triển vọng hợp tác, ông Trump khẳng định Mỹ-Ấn sẽ thắt chặt phối hợp chống khủng bố, bởi đây là vấn đề cấp thiết hiện nay. 

Ông chủ Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ muốn cung cấp cho Ấn Độ những thiết bị quân sự tốt nhất và mạnh mẽ nhất, bắt đầu bằng một phi đội trực thăng quân sự trị giá 3 tỷ USD trong thời gian gần. 

“Chúng tôi làm ra những sản phẩm tốt nhất và chúng tôi đang giao dịch với Ấn Độ. Tôi tin rằng Mỹ nên là đối tác quốc phòng số một của Ấn Độ và đó là cách nó nên diễn ra”, Tổng thống Mỹ nói. Sau bài phát biểu, ông Trump và phu nhân đã bay tới thành phố Agra, bang Uttar Pradesh thăm quan đền Taj Mahal - một trong 7 kỳ quan thế giới. 

Tối 24-2, ông Trump dẫn đầu đoàn tùy tùng tới thủ đô New Delhi để chuẩn bị cho cuộc hội đàm quan trọng với Thủ tướng Ấn Độ vào ngày 25-2. Đây tuy là chuyến thăm đầu tiên của ông Trump đến Ấn Độ, nhưng là lần thứ 5 trong 8 tháng qua ông có cuộc thảo luận với Thủ tướng Modi. 

Dù nhìn nhận Thủ tướng Ấn Độ là “một nhà đàm phán cứng rắn”, song ông Trump cũng đánh giá mối quan hệ cá nhân giữa ông và Thủ tướng Modi là rất tốt đẹp. Nhiều chuyên gia kì vọng những phát ngôn có phần lạc quan của Tổng thống Trump trước và trong đầu chuyến thăm sẽ giúp khơi thông thế bế tắc khi hai nhà lãnh đạo gặp mặt chính thức.

Tổng thống Mỹ và phu nhân được chào đón nồng nhiệt ở Ấn Độ. Ảnh: IANS.

Guardian nhìn nhận, Ấn Độ từ lâu là một đồng minh chiến lược của Mỹ tại châu Á, một đối trọng tiềm năng trước Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng. Tuy nhiên, mối quan hệ đồng minh Mỹ-Ấn đã rạn nứt phần nào khi ông Trump thúc đẩy chính sách “Nước Mỹ trên hết” với việc áp các mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm nhôm và thép từ nước ngoài, trong đó có Ấn Độ năm 2018. 

Mỹ năm ngoái cũng gia tăng áp lực với New Delhi khi chấm dứt chương trình ưu đãi nhập khẩu và áp thuế lên một số mặt hàng của nước này. Để đáp trả, Ấn Độ đã tăng thuế đối với hàng chục mặt hàng nhập khẩu Mỹ và siết chặt quản lý hoạt động công ty thương mại điện tử Mỹ tại thị trường đông dân thứ hai thế giới.

Một vấn đề khác trong quan hệ Mỹ-Ấn vẫn chưa được giải quyết là việc Ấn Độ thể hiện quyết tâm mua bằng được hệ thống phòng thủ S-400 của Nga trong hợp đồng trị giá 5,2 tỷ USD kí năm 2018. Mỹ lâu nay cảnh báo sẽ áp đặt trừng phạt New Delhi vì thương vụ. 

Các nhà phân tích nói Mỹ có thể sẽ kích hoạt các lệnh cấm vận theo Đạo luật chống đối thủ bằng trừng phạt (CAATSA), vốn ngăn mọi sự liên hệ của các quốc gia nước ngoài với Nga về vấn đề quốc phòng, song hành động được dự đoán là sẽ khiến Ấn Độ rời xa Mỹ. 

Ngoài vấn đề liên quan đến Nga, quan hệ hai nước cũng chia rẽ vì Mỹ đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Ấn Độ nếu nước này mua dầu của Iran. Mỹ đang hối thúc các nước ngừng nhập khẩu dầu từ Iran sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JPCOA) giữa Iran với nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) được ký tháng 7-2015. Ấn Độ hiện là thị trường hàng đầu của ngành dầu mỏ Iran, chỉ sau Trung Quốc. Đến nay, Ấn Độ vẫn chưa quyết định liệu có cắt giảm nhập khẩu dầu từ Iran hay không.

Reuters nhận định, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Trump lần này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Thủ tướng Modi đối diện nhiều sức ép do nền kinh tế giảm tốc. Việc tăng cường hợp tác với Mỹ sẽ giúp New Delhi thu hút các nguồn vốn đầu tư và công nghệ để hiện đại hóa lĩnh vực quốc phòng. Đây cũng là dịp để Ấn Độ tranh thủ sự ủng hộ của Washington trong cuộc cạnh tranh với Pakistan. 

Đối với Mỹ, Ấn Độ luôn là một thành tố quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Dù Ấn Độ mua S-400, Mỹ vẫn là bên bán được nhiều vũ khí cho New Delhi nhất, với các hợp đồng trị giá 15 tỷ USD chỉ trong thập kỷ qua. Ngoài ra, trong bối cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 tới gần, việc căng thẳng thương mại với Ấn Độ vốn được dự báo sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên cũng phần nào làm ảnh hưởng tới tâm lý của dư luận trong nước. Giới phân tích nhận định hai bên sẽ cùng nhượng bộ, tìm kiếm lợi ích chung và hàn gắn quan hệ song phương.

Tuy vậy, cũng còn đó những ý kiến không quá lạc quan về triển vọng quan hệ Mỹ - Ấn sau chuyến thăm. Chuyên gia Tanvi Madan thuộc Viện Brookings nhận định hai bên rất khó đạt một thỏa thuận thương mại như lời ông Trump chỉ bằng một chuyến thăm hai ngày. 

Bản thân chính phủ Ấn Độ trước đó cũng khẳng định “không muốn vội vàng” đi đến một thỏa thuận. “Chúng tôi không muốn vội vàng đạt được thỏa thuận, bởi các vấn đề liên quan là rất phức tạp và có nhiều quyết định thực sự có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người và một số hậu quả lâu dài về kinh tế. Vì thế, chúng tôi không muốn bị giới hạn bởi bất kỳ khung thời gian nào”, quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói.

Thiện Minh

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文