Mỹ-Australia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông

20:59 29/07/2020
Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao hai nước Mỹ và Australia tái khẳng định các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời hoan nghênh lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông.


Tái khẳng định lập trường về Biển Đông

Mỹ và Australia trong ngày 27 và 28/7 (giờ địa phương) tổ chức đối thoại theo cơ chế "2+2" tại thủ đô Washington D.C. giữa hai quan chức cấp cao của Mỹ là Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, cùng hai quan chức cấp cao Australia là Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold. 

Các quan chức cấp cao Mỹ và Australia sau cuộc gặp ở Washington D.C. Ảnh: Nikkei

Kết thúc cuộc gặp, quan chức hai nước đã ra tuyên bố chung đề cập một loạt vấn đề song phương, khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt bày tỏ quan ngại về những diễn biến không thuận gần đây tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông.

Theo tuyên bố chung được Bộ Ngoại giao Mỹ đăng tải toàn văn, các vị bộ trưởng hai nước đã nhấn mạnh, phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan), vốn được thành lập theo Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đã chỉ rõ, những yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông là không có giá trị theo luật pháp quốc tế. 

Mỹ và Australia khẳng định, Trung Quốc không thể đưa ra các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông dựa trên cái gọi là "đường chín đoạn" hay "quyền lịch sử" vì chúng hoàn toàn không phù hợp với UNCLOS. "Các bộ trưởng lưu ý, phán quyết của PCA năm 2016 là quyết định ràng buộc đối với các bên, nhấn mạnh rằng tất cả các yêu sách ở Biển Đông phải được đưa ra và giải quyết theo luật pháp quốc tế", tuyên bố chung của Mỹ-Australia có đoạn. 

Về khai thác tài nguyên biển, Mỹ và Australia ủng hộ việc thực hiện quyền khai thác hợp pháp nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài khơi, bao gồm những dự án dầu mỏ và khí đốt lâu năm cũng như nghề cá tại Biển Đông mà không bị quấy rối hay ép buộc.

Đáng chú ý, Mỹ và Australia bày tỏ hoan nghênh tuyên bố mới đây của các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc phải phù hợp với các điều khoản của UNCLOS, đồng thời nhấn mạnh rằng bất cứ bộ quy tắc nào cũng không được làm phương hại đến quyền và lợi ích của các quốc gia theo luật pháp quốc tế hoặc làm suy yếu cấu trúc khu vực.

Trung Quốc được cho là đang dùng các tàu hải cảnh để ngăn cản các tàu cá khác đánh bắt trên Biển Đông. Ảnh: Reuters

 Tuyên bố cho rằng, các bên cần tăng cường cam kết không tham gia các hành động làm phức tạp và leo thang căng thẳng, đặc biệt là quân sự hóa ở Biển Đông.

Tuyên bố mới nhất của Mỹ và Australia được xem là lời tái khẳng định về lập trường rõ ràng của hai nước xung quanh vấn đề Biển Đông. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 13/7 đã ra tuyên bố nêu rõ, Mỹ luôn ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở; đồng thời khẳng định các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu như toàn bộ Biển Đông, cũng như loạt chiến dịch bắt nạt nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên này, là hoàn toàn phi pháp. 

Hơn một tuần sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, Chính phủ Australia ngày 23/7 đã gửi công hàm lên LHQ, nêu rõ các yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đặt ra ở Biển Đông là "không phù hợp" với UNCLOS. Australia nhấn mạnh những tuyên bố về cái gọi là "quyền lịch sử" và "quyền và lợi ích hàng hải đã được thực thi từ lâu" mà Trung Quốc đưa ra để biện minh cho các yêu sách ở Biển Đông là vô giá trị.

Đề cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam

Ngoài vấn đề Biển Đông, tuyên bố chung của hai nước nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ với khối ASEAN, cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo và tầm nhìn mà ASEAN đề ra về khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. "Họ ca ngợi Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, nhờ sự lãnh đạo của Việt Nam với ASEAN trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu COVID-19", thông cáo của Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Australia nêu rõ.

Mỹ-Australia đánh giá cao vai trò của Việt  Nam trong cuộc chiến chống COVID-19. Ảnh: Reuters

Quan chức hai nước khẳng định khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là trọng tâm của liên minh Mỹ-Australia và hai nước sẽ cùng hợp tác, thúc đẩy đối thoại theo các hình thức đa dạng với các đối tác ở khu vực, hướng tới xây dựng khu vực này ngày càng an toàn, thịnh vượng và thượng tôn pháp luật. 

Hai bên nhấn mạnh vai trò của Hội nghị cấp cao Đông Á trong việc giải quyết những thách thức chính trị và an ninh; công nhận nhận vai trò của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) là diễn đàn kinh tế hàng đầu của khu vực, góp phần củng cố sức mạnh, giúp khu vực chống đỡ trước các cú sốc kinh tế trong tương lai và giải quyết những mối đe dọa liên quan đếu sức khỏe con người, thúc đẩy đầu tư và giao thương. 

Thời gian tới, hai nước cam kết duy trì các tiêu chuẩn mạnh mẽ nhằm hỗ trợ phát triển cũng như cơ sở hạ tầng cho các đối tác theo phương châm là tránh tạo ra gánh nặng cho các bên vay nợ. Washington và Canberra đề nghị các thành viên của Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) hay các tổ chức cho vay của G20 tuân thủ sáng kiến tạm hoãn thời hạn trả nợ trong bối cảnh hiện nay.

Trong tuyên bố, hai nước cũng bày tỏ đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế nổi bật khác như ủng hộ các cuộc đàm phán phi hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên; cam kết thực thi đầy đủ các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên vì chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. 

Hai bên thống nhất duy trì hợp tác chống khủng bố, đề cao hiệu quả đạt được thời gian qua của cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và chống khủng bố ở khu vực. Hai bên cam kết không để COVID-19 khiến tình hình khủng bố ở khu vực trầm trọng thêm, đồng thời hỗ trợ các nước trong cuộc chiến này.

Thiện Nhân

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文