Mỹ - Trung chấp thuận đàm phán

09:58 17/06/2020
Điều này được thể hiện ở việc hai bên đã ấn định thời điểm tiến hành cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên kể từ sau căng thẳng giữa hai bên liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ gặp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hawaii (Mỹ) vào ngày 17/6.

Hôm 16/6, truyền thông Mỹ và Trung Quốc đồng loạt đưa tin cuộc đàm phán sẽ diễn ra tại Căn cứ không quân Hickam. Hiện Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra bình luận gì. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết giới chức hai nước “đang duy trì liên lạc thông qua các kênh ngoại giao”, song không bình luận về các thông tin nói trên.

Ngoại trưởng Mike Pompeo và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì. Nguồn: Reuters.

Theo giới thạo tin, cuộc gặp tới sẽ tập trung vào công tác ứng phó với COVID-19, kiểm soát vũ khí, thương mại, Triều Tiên và nhiều vấn đề khác. Nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp cấp cao nhất giữa quan chức hai bên kể từ tháng 1 vừa qua, khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm tại Nhà Trắng để ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một, giúp tạm ngừng leo thang tranh cãi thương mại. Tuy nhiên, căng thẳng đã gia tăng sau khi dịch COVID-19 bùng phát và hai bên đưa ra các cáo buộc lẫn nhau liên quan tới đại dịch làm chao đảo nền kinh tế thế giới này.

Giới chuyên gia cũng dự đoán, căng thẳng Mỹ - Trung sẽ hạ nhiệt đáng kể trong năm 2021 và cuộc gặp ngày 17/6 có lẽ là dấu hiệu cho thấy dự đoán trên là có căn cứ. Thời gian qua, việc chính quyền Tổng thống Donald Trump phát động một loạt các cuộc tấn công toàn diện, cùng các biện pháp trừng phạt và chính sách ngăn chặn nhằm vào Trung Quốc đã khiến nhiều nhà bình luận rất bi quan về xu hướng tương lai của mối quan hệ song phương.

Đa số các ý kiến đều nhận định “chiến tranh lạnh” Mỹ - Trung sẽ sớm diễn ra trong bối cảnh này. Những lo ngại trên không phải là không có lý, song nhiều người đã bỏ qua các mô hình phát triển trong mối quan hệ Washington – Bắc Kinh, đặc biệt là động lực cân bằng trong bối cảnh những biến động lịch sử lớn. Và do đó rất có thể người ta đã đánh giá sai về các tác động cũng như tiềm năng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc.

Giáo sư Dingding Chen, chuyên nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế tại Đại học Tế Nam, Trung Quốc và cũng là nhà nghiên cứu cộng tác với Viện Chính sách Công Toàn cầu (GPPi) tại Berlin (Đức), nhấn mạnh, mối quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện trong năm tới vì nhiều lý do.

Kể từ năm 2018, chính sách ngăn chặn Trung Quốc mà Chính quyền Tổng thống Mỹ đưa ra gồm ba chiến lược mũi nhọn là chiến tranh thương mại, phong tỏa công nghệ và tấn công ý thức hệ, đã không đạt được kết quả đáng kể. Đặc biệt, chiến tranh thương mại chưa tạo ra bất kỳ tác động đáng chú ý nào đối với nền kinh tế Trung Quốc. Các vấn đề kinh tế của Trung Quốc chủ yếu là do mâu thuẫn giữa cung và cầu trong nước, bong bóng tài chính và chu kỳ kinh tế thiếu ổn định.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 6,6% trong năm 2018 và 6,1% vào năm 2019, cao hơn so với mục tiêu cơ bản là duy trì mức tăng trưởng kinh tế 6%. Những khó khăn kinh tế gần đây của quốc gia này chủ yếu là vì hậu quả của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, dẫn đến sụt giảm nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Điều này cho thấy cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động thực tế chỉ có những tác động hạn chế đến nền kinh tế Trung Quốc. Tiềm lực giữa Mỹ và Trung Quốc hiện không có nhiều cách biệt, nhất là xét ở phương diện kinh tế. Do đó, việc Mỹ phát động chiến tranh với Trung Quốc hoặc bắt đầu một cuộc đối đầu quân sự toàn diện với quốc gia châu Á này đều là những điều không thực tế.

Trong nhiệm kỳ của mình, người đứng đầu Nhà Trắng chỉ có thể cố gắng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai bằng các lệnh trừng phạt và đàn áp thương mại đối với các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học hàng đầu Trung Quốc, cũng như các cuộc tấn công chính trị liên quan đến vấn đề Hong Kong và Đài Loan.

Tuy nhiên, tại thời điểm mà khoảng cách quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng thu hẹp, không một cuộc chiến nào, từ chiến tranh thương mại, khoa học và công nghệ cho tới đối đầu về ý thức hệ, có thể đem lại kết quả thực sự.

Ngay cả trước khi dịch COVID-19 bùng phát, những đàn áp của Mỹ cũng không khiến tăng trưởng kinh tế của Trung quốc chậm lại. Do đó, chính sách kiềm chế Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Donald Trump không thể thực sự kìm hãm Bắc Kinh phát triển hơn nữa sức mạnh quốc gia, và chắc chắn những nỗ lực ấy sẽ đi tới chỗ thất bại.

Hơn thế nữa, Mỹ cũng đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của dịch COVID-19. Hơn 100.000 người Mỹ đã tử vong, trong nền kinh tế lao đao vì ảnh hưởng dịch bệnh, Mỹ rõ ràng càng khó có thể đưa ra các chính sách đàn áp quy mô lớn chống lại Trung Quốc trong ngắn hạn.

Sau khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận “Giai đoạn 1” về giải quyết tranh chấp thương mại vào tháng 12/2019, Tổng thống Donald Trump sẽ rất khó để “vi phạm” thỏa thuận này và kích động vòng hai cuộc chiến thương mại.

Những tính toán này có thể sẽ càng đẩy những người nông dân Mỹ và các công ty đa quốc gia, những người vốn đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, càng ở vào tình thế nguy hiểm hơn nữa. Với thị trường nội địa rộng lớn và được kiểm soát chặt chẽ, có thể nói những đàn áp kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc không thể thực sự làm tổn thương đến huyết mạch của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những biện pháp này chỉ có thể tác động mạnh đến các ngành xuất-nhập khẩu của Trung Quốc và một số ngành công nghiệp liên quan chặt chẽ đến nền kinh tế Mỹ. Nhiều người tin rằng sau thất bại của chính sách đàn áp trong nhiệm kỳ đầu tiên, nếu tái đắc cử, ông Donald Trump sẽ điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2021.

Khổng Hà (tổng hợp)

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文