Nga tiếp tục phủ quyết nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Syria

00:02 19/11/2017
Hôm 17-11 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã không thể thông qua nghị quyết gia hạn điều tra vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria hồi tháng 4-2017, sau khi Nga sử dụng quyền phủ quyết. Đây là lần thứ 11, Moscow dùng tới quyền phủ quyết của mình để phản đối những hành động của HĐBA nhắm vào Damascus.

Nghị quyết trên được Nhật Bản soạn thảo với nội dung chính nhằm gia hạn Cơ chế Điều tra chung Liên Hợp Quốc về vũ khí hóa học tại Syria (JIM) thêm 30 ngày. Dù được 12 thành viên hội đồng bỏ phiếu ủng hộ nhưng dự thảo nghị quyết đã không được thông qua do Nga phủ quyết, Trung Quốc và Ai Cập bỏ phiếu trắng. Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cho biết, Moscow chỉ đồng ý gia hạn JIM khi các thiếu sót “cơ bản được khắc phục”.

Phía Nga cho rằng, JIM đang hoạt động dựa trên “những lời cáo buộc vô căn cứ” nhằm vào Chính phủ Syria. Tuy nhiên, Moscow cũng đề xuất gia hạn JIM, song kèm theo yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra mới về vụ tấn công ngôi làng Khan Sheikhun do phe đối lập Syria kiểm soát.

Cuộc họp của HĐBA LHQ hôm 17-11. Ảnh: Reuters

Quyết định của Nga đã nhận được sự ủng hộ từ phía Bolivia, quốc gia cũng bỏ phiếu phản đối nghị quyết trên. Đại diện thường trực của Bolivia tại LHQ Sacha Llorenti chỉ ra rằng, vẫn còn có nhiều khác biệt giữa các thành viên HĐBA để có thể đồng nhất về vấn đề mấu chốt: củng cố cơ chế điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.

Chia sẻ quan điểm này, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Ngô Hải Đào nhấn mạnh: Bất kỳ hành động nào của HĐBA LHQ cũng cần phải tập trung vào tiến trình chính trị tổng thể tại Syria. Các bên cần phải giữ bình tĩnh, kiềm chế và tìm ra một giải pháp phù hợp có thể được tất cả các bên chấp nhận thông qua. Vị quan chức này đồng thời lưu ý rằng, hiện vẫn tồn tại nhiều khác biệt giữa các bên về JIM.

 Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley tỏ ra khá chán nản: “Nga có các lý do để không ủng hộ cơ chế mà chính Nga đã tham gia thành lập vì Moscow không hài lòng với các kết luận khoa học của ủy ban điều tra”.

Nhà Trắng thì cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án việc Nga phủ quyết một nghị quyết của LHQ để tiếp tục JIM, nhằm bảo vệ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học.

Thông cáo cho rằng, hành động của Nga đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng, Moscow không coi trọng mạng sống của các nạn nhân trong những vụ tấn công vũ khí hóa học, hoặc tôn trọng các tiêu chuẩn hợp lý mà cộng đồng quốc tế tiến hành liên quan đến việc sử dụng những vũ khí này.

Giống như Mỹ, Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng lên tiếng phản đối việc Nga bỏ phiếu phủ quyết dự thảo này. Sau khi Nga phủ quyết, HĐBA đã tổ chức họp kín theo yêu cầu của Thụy Điển để tìm cách duy trì hoạt động của cơ chế này.

Vụ không kích do Quân đội Chính phủ Syria thực hiện hôm 4-4 vừa qua nhằm vào mục tiêu do phe đối lập kiểm soát tại trấn Khan Sheikhun thuộc tỉnh Idlib ở phía Tây Bắc, đã gây ra nhiều tranh cãi khi các nước phương Tây cáo buộc Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Chính quyền Syria luôn bác bỏ các cáo buộc này và nhấn mạnh chưa bao giờ sử dụng các chất độc hóa học ở bất cứ thời điểm và địa điểm nào và cũng sẽ không bao giờ làm điều này trong tương lai. Nga cũng đã kịch liệt chỉ trích những cáo buộc cho rằng không quân Syria đã dùng khí độc gây tê liệt thần kinh tấn công ngôi làng Khan Sheikhun.

Tổng thống Nga Vladimir Putin lúc đó tuyên bố “đây là những thông tin sai lệch”, đồng thời nhấn mạnh: “Hôm nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, đó đơn giản chỉ là một sự khiêu khích. Tổng thống Assad không sử dụng vũ khí hóa học” và nói thêm rằng “tất cả những việc đó được thực hiện bởi những ai muốn đổ lỗi cho ông ấy”.

Chỉ 3 ngày sau, 7-4, Mỹ đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs của Syria bằng 59 tên lửa hành trình Tomahawk, coi đây là hành động đáp trả vụ việc hôm 4-4. Nga đã gọi đây là một “hành động xâm lược với cái cớ bịa đặt”.

Đại diện thường trực Nga tại Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), ông Alexander Shulgin nhấn mạnh sự liên quan giữa vụ việc ở Idlib và Shayrat là do chính người Mỹ tạo ra khi họ tuyên bố các máy bay Syria đã xuất phát từ sân bay này, do đó việc xác định xem chất độc thần kinh sarin và các vũ khí hóa học khác có được lưu trữ lại đó hay không là điều hoàn toàn cần thiết.

Vị quan chức này nói: “Quan điểm của chúng tôi là các nước phương Tây đang hành động cực kỳ mâu thuẫn... Tôi cho rằng, người Mỹ có thể đang che giấu điều gì đó khi họ kiên quyết muốn không đưa sân bay Shayrat vào cuộc điều tra này. Có thể họ biết từ đầu rằng, không có vũ khí hóa học nào ở đó, và tất cả điều này là chỉ được sử dụng như một cái cớ”.

Khổng Hà (tổng hợp)

Trưa 30/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng QĐND Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Bãi chứa rác Rung Ré, huyện Di Linh (Lâm Đồng) bén lửa bốc cháy dữ dội. Khói đen, mùi hôi đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trong khu vực.

Liên quan đến vụ “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 4 bị can nguyên là công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc Văn phòng công chứng Lại Khánh (đổi tên từ Văn phòng công chứng Trương Thị Nga) và Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm về tội “Lợi dụng chứng vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên sau hơn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước bước vào chặng phát triển mới, với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác được thúc đẩy thực chất và hiệu quả hơn.

Ngày 30/3, ghi nhận giá lợn hơi tiếp tục giảm, ở miền Bắc, giá lợn tiếp tục giảm xuống mức giá 66.000-67.000 đồng/kg, trong khi đó, TP Cần Thơ hiện có giá lợn hơi cao nhất cả nước, ở mức 76.000 đồng/kg.

Trước tính cấp bách trong việc xây dựng tuyến đường ven biển phía Nam khu vực TP Hồ Chí Minh, ngày 13/3 vừa qua ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTCC thành phố đã gửi kết quả sơ bộ phương án tuyến đường này đến Sở Xây dựng và Liên danh tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh để các đơn vị này tiếp tục hoàn thiện…

Trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hồi giữa tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố, Mỹ quản lý Greenland là cần thiết để tăng cường an ninh quốc gia và quốc tế. Thực tế, sự quan tâm của ông Trump đối với Greenland lần đầu tiên được bày tỏ vào năm 2019, nhưng chưa bao giờ phát triển thành bất kỳ hành động nào. Nhưng nay, sau 6 năm, người đứng đầu Nhà Trắng lại đang liên tục hối thúc và nỗ lực để Mỹ sớm sở hữu hòn đảo bán tự trị này của Đan Mạch.

Sáng 30/3, tại Hà Nội, Đại tá Phạm Hữu Thinh, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã đến kiểm tra, động viên CBCS lực lượng Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh CSCĐ đang chuẩn bị cùng Đội cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an sang Myanmar tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ sau trận động đất xảy ra ngày 28/3, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Ngày 30/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thanh Tân (SN 1989, tạm trú tổ 74, khóm Đông Thịnh 5, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, An Giang) về hành vi “Hủy hoại tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.